Xơ dừa có tác dụng gì? Cách ủ xơ dừa trồng cây?

Ủ xơ dừa trồng cây là một hình thức đem phụ phẩm từ việc chế biến dừa ra để làm giá trồng cây. Với trọng lượng của quả dừa thì xơ dừa sẽ hiếm khoảng 30% và sau khi bóc tách chúng ta sẽ thu được mụn dừa. Đây chính là nguyên liệu dùng làm đất bón cây mà các vườn cây hoặc trang trại sử dụng. Bà con cùng Bình Quân Group tìm hiểu chi tiết hơn.

Xơ dừa bỏ đi

1.Ủ xơ dừa trồng cây là gì?

Ủ xơ dừa trồng cây là nhằm mang tới nguyên liệu sạch để làm đất bón cây hoặc là giá trồng cây các trang trại hoa quả. Thông qua quá trình bóc tách thì chúng ta sẽ thu được mụn dừa – nguyên liệu tốt trong sự phát triển của thực vật.

Đây là phương pháp nhanh và hiệu quả, tận thu mụn dừa tại nhà để các bà con nông nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sản xuất, thu được nông sản lớn hơn. Xơ dừa sẽ tăng thêm mức độ phì nhiêu cho các loại cây trồng, tạo thêm sự thông thoáng cho rễ cây phát triển. Mụn dừa thì làm vùng đệm của cây trồng, tăng năng suất và khả năng chống nóng cho rễ cây mỗi khi thời tiết nắng nóng.

Xơ dừa ủ trồng cây

Mụn dừa cũng giúp cho đất được tơi xốp hơn giống như là phân hữu cơ vi sinh vậy, chúng không gây hại và rất an toàn đối với đất trồng cây. Qua quá trình thu được mụn dừa thì chúng được dùng làm giá trồng cho đa số loại cây như là rau thủy canh, các loại hoa, nấm hoặc là rau mầm.

Tại các trang trại với diện tích lớn thì mô hình chăn nuôi cũng sử dụng mụn xơ dừa để lót hoặc độn chuồng, hạn chế mùi hôi thối phát ra từ phân động vật. Các loại vi khuẩn và mầm bệnh cũng được giảm thiểu tối đa, tăng năng suất và chất lượng vật nuôi.

Sau khi thu hoạch các lứa bán vật nuôi thì chất độn chuồng vẫn có thể tận dụng mang làm phân bón hoặc giá trồng cây, đem lại lượng dinh dưỡng cao cũng như sự an toàn cho cây phát triển. Chính bởi những lý do trên mà ủ xơ dừa trồng cây là hình thức phổ biến đưuọc sử dụng tại gia cho chăn nuôi hoặc trồng trọt.

2. Tại sao cần xử lý mụn xơ dừa

Trước khi ủ xơ dừa trồng cây thì chúng ta cần phải xử lý xơ dừa, nguyên nhân là bởi vì trong xơ dừa có chất Tanin và Lignin, đây là 2 chất cản trở sự phát triển của thực vật. Cụ thể chúng sẽ hút mất dinh dưỡng và không khí của cây, 2 chất này cũng khó phân hủy. Lignin thì chỉ tan trong kiềm nên khi bón vào cây chưa xử lý sẽ làm cho cây cối nhiễm độc và còi cọc. Nếu như không xử lý xơ dừa thì có thể sẽ bị chết cây.

Để xử lý xơ dừa thì chúng ta cần phải dựa vào đặc tính của 2 chất này. Tanin thì có bị mặn chát và tan ở trong nước, chúng khiến cho protein bị kết tủa lại. Lignin thì không tan trong nước, các dung môi hay thậm chí là cả axit nữa. Thông qua khoảng 12 tiếng xử lý thì Lignin mới có thể được loại bỏ hoàn toàn.

Các quá trình xử lý xơ dừa cũng cần được lặp đi lặp lại, điều này sẽ giúp đảm bảo được 2 chất không tốt kể trên sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

3. Cách xử lý xơ dừa

Trước khi ủ xơ dừa trồng cây, chúng ta cần phải xử lý xơ dừa, qua đó loại bỏ các loại chất không tốt. Có nhiều phương pháp để xử lý tuy nhiên thì bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp xả chát Tanin và Lignin.

Bước 1: Tạo mụn xơ dừa

Máy băm xơ dừa

Để có thể xử lý xơ dừa thô và tạo thành mụn xơ dừa thì chúng ta sẽ cần máy để băm xơ dừa. Đối với những người chuyên thực hiện ủ xơ dừa thì máy băm là thiết bị không thể thiếu. Lúc này các xơ dừa thô sẽ được tách ra và băm nhỏ. Trong quá trình băm xơ dừa thì một số phụ gia cũng có thể được thêm vào như bã mía, thân ngô… sử dụng máy giúp tiết kiệm công sức và thời gian.

Bước 2: Tách chất chát Tanin

Các bạn sẽ phải ngâm xơ dừa trong thùng nước khoảng 2-3 ngày, sau đó đổ nước ra thì thấy được mụn dừa có màu đỏ còn nước thì sẫm màu lại. Mặc dù rất dễ tan ở trong nước tuy nhiên để chắc chắn loại bỏ được chất chát Tanin thì nên lặp lại bước này 2-3 lần.

Bước 3. Tách Lignin

Xử lý mùn dừa bằng vôi trong

Nếu như bạn muốn tách Lignin một cách nhanh chóng thì nên sử dụng vôi. Đổ vôi vào một thùng nước sạch, sau đó cho mụn dừa đã xử lý ở bước 2 vào để khuấy lên bằng gậy. Ngâm mụn dừa trong nước vôi khoảng 7 tuần là Lignin sẽ hòa tan hoàn toàn với nước, lúc này chỉ cần xử toàn bộ bằng nước sạch là được.

Sau quá trình xử lý, mụn dừa đã có thể được sử dụng để đem đi ủ, lúc này thì các chất Tanin và Lignin đã bị loại bỏ hoàn toàn, tạo nên môi trường lý tưởng nhất để cây trồng phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *