Để tiết kiệm chi phí cũng như chủ động về nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho vật nuôi. Bà con thường tận dụng ngay các loại phụ phẩm sẵn trong nhà. Từ trồng trọt đến các loại cá tạp, tôm của có sẵn trong ao ruộng để phối trộn thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm nhà mình. Tuy nhiên do chưa nắm rõ công thức phối trộn thức ăn nên đàn gà có thể bị thường thừa năng lượng, thiếu đạm hay thường bị thiếu vitamin và khoáng chất. Điều này dẫn đến sức đề kháng của gà giảm, còi cọc, dễ mắc bệnh. Bài viết này mình sẽ chia sẻ một vài công thức chuẩn theo từng giai đoạn, bà con có thể lưu về áp dụng cho đàn gà nhà mình.
Các nhóm dinh dưỡng thiết yếu
1. Nhóm thức ăn cung cấp năng lượng:
Nhóm thức ăn này là các thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao như: cơm nguội, ngô, khoai, sắn, các loại hạt… Đây là thành phần chủ yếu trong khẩu phần ăn của gà.
Tuy nhiên tỉ lệ tinh bột trong khẩu phần ăn phải được tính toán kỹ lưỡng, hợp lý. Nếu quá ít thì gà sẽ bị còi cọc, chậm lớn. Và ngược lại, nếu tỉ lệ trộn tinh bột quá dư thừa sẽ sinh ra mỡ dự trữ khiến đàn gà bị mập, thịt gà bở, ngấy, ăn không ngon.
2. Nhóm thức ăn giàu đạm
Nhóm thức ăn giàu đạm gốc động vật: bột cá, bột thịt, bột xương, ốc, cua đồng, cá tạp,…
Nhóm thức ăn giàu đạm gốc thực vật như: đậu nành, lạc, bã dầu lạc, bã đậu,…
Đạm (protein) là chất cần thiết tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất và sự sống của gà. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sinh sản cũng như phát triển.
Bà con không nên dùng quá nhiều đạm động vật sẽ khiến gà cho sản phẩm thịt kém chất lượng, không được thơm ngon. Tỷ lệ đạm chỉ nên chiếm khoảng 15% đến 35% trong khẩu phần ăn của gà, cung cấp vừa đủ lượng axit amin để duy trì sự tăng trưởng, sinh sản và đẻ trứng.
3. Nhóm thức ăn giàu các loại vitamin và khoáng chất
– Thực phẩm chứa nhiều vitamin như: các loại rau củ, bèo, cỏ tươi,…
Vitamin đóng một vai trò quan trọng, là chất xúc tác trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng như protein, khoáng chất, glucid, lipid,…
Việc dư thừa hay thiếu hụt vitamin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và sinh sản ở gà. Nếu bà con bỏ qua nhóm thức ăn chứa vitamin sẽ khiến đàn gà gầy gò, rối loạn tiêu hóa, dễ sinh bệnh và chết.
– Thực phẩm giàu chất khoáng có trong vỏ ốc, vỏ cua, sò, tôm, vỏ trứng… Chúng có vai trò trong việc cấu tạo xương ở gà. Nhu cầu khoáng ở từng loại gia cầm là khác nhau tùy theo độ tuổi.
Việc thừa hay thiếu khoáng chất cũng sẽ dẫn đến các tình trạng kém ăn, còi xương, chậm lớn và khả năng miễn dịch suy giảm. Vì vậy khi phối trộn thức ăn cho gà, bà con cần cân đối tỷ lệ các chất khoáng như Canxi, Kẽm, Iot, Photpho, sắt, Kali,…
Công thức chuẩn phối trộn thức ăn cho gà
– Đối với gà con:
Công thức gồm:
30% bột bắp; 20% cám gạo; 14% tấm gạo; 14,5% bột cá; 10% bánh dầu; 10% mài đậu xanh; 1,5% bột xương, bột sò, muối bọt theo tỷ lệ 1:1.
– Đối với gà thịt:
Công thức gồm:
50% bột bắp; 28% cám gạo; 5% bột cá; 10% bánh dầu; 5% bánh dầu dừa; 2% hỗn hợp bột xương, bột xò, muối bọt theo tỷ lệ 1:2.
– Đối với gà đẻ:
Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cho gà đẻ tương đối giống với gà con tuy nhiên lượng tinh bột và khoáng chất sẽ nhiều hơn bánh dầu 10%; bột bắp 45%; cám gạo 20%; bột thịt 8%; Bánh dầu dừa 7%; bột xương, bột xò, muối bọt theo tỷ lệ 1:4 chiếm 3%.
Lưu ý:
Tất cả các nguyên liệu trước khi phối trộn cho gà phải được nghiền và trộn đều với nhau. Tránh tình trạng chỗ quá nhiều đạm, chỗ lại thiếu vitamin… dẫn đến sự tăng trưởng không đồng đều của đàn gà.
Để nghiền các nguyên liệu thành bột cám, bà con chỉ cần đổ vào Máy nghiền thức ăn chăn nuôi là được. Đối với hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ thì sau khi nghiền thức ăn xong chỉ cần trộn thật đều bằng tay. Nhưng đối với các trang trại lớn thì cách làm thủ công đó gần như là điều không thể. Vì vậy bà con có thể tham khảo thêm Máy trộn nguyên liệu của Bình Quân Group trực tiếp sáng chế và sản xuất.
– Với muối bột bà con cần phải rang lên rồi xay nhỏ (nên sử dụng muối Iot).
– Các loại khô lạc, đậu nành nên được phơi khô tránh bị ẩm mốc. Gà ăn phải sẽ rất dễ bị ngộ độc, hủy hoại gan, chậm lớn…
Để gà dễ ăn hơn, bà con nên dùng Máy ép cám viên để ép cám thành dạng viên. Sau mỗi lần ép cám, nếu gà không ăn hết có thể đem phơi khô rồi đóng bao bảo quản, rất tiện.
Kết luận:
Trên đây là một vài công thức phối trộn thức ăn cho gà không chỉ dễ làm mà hiệu quả cực kỳ cao.
Ngoài ra, nếu bà con đang hay sẽ chăn nuôi gà thả vườn thì có thể tham khảo kỹ thuật và mẹo nuôi tại đây.
Chúc bà con chăn nuôi thành công!
ngan vịt có phối trộn như trên được không?