Chim trĩ là loài chim quý hiếm, được một số nông dân miền núi và vùng Đông Nam bộ nuôi nhiều trong vài ba năm trở lại đây. Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản khác tiêu thụ bấp bênh thì chim trĩ luôn cho hiệu quả kinh tế ổn định ở mức cao. Hiện tại, một số nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chú trọng đầu tư nuôi giống chim này.

Hiệu quả kinh tế khi nuôi chim trĩ

Chim trĩ nuôi bình quân 8 tháng tuổi là có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch. Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 – 80 trứng. Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng mà thường đẻ nhờ vào tổ chim khác. Vì vậy khi đưa vào nuôi trong môi trường nhân tạo, người nuôi thường dùng tác nhân phụ để ấp trứng cho chim như cho ấp chung với gà hoặc ấp bằng máy ấp trứng

Với hiệu quả kinh tế khá cao, ngoài tiêu thụ như đặc sản tại các nhà hàng lớn, nhứt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thì chim trĩ còn là đối tượng chim cảnh được nhiều người yêu thích. Việc nhân nuôi chim trĩ là hướng chọn lựa nhiểu triển vọng. Song để đảm bảo hiệu quả đầu tư, bà con nông dân cũng nên tham khảo, nắm vững kỹ thuật nuôi cũng như tìm hiểu các qui định của Nhà nước về nhân nuôi động vật hoang dã, để việc sản xuất kinh doanh chim trĩ thuận lợi hơn sau này.

Kỹ thuật nuôi chim trĩ

Yêu cầu chung

Vị trí chuồng nuôi phải chọn nơi cao ráo, thoáng mát, cách xa các trại nuôi gia súc, gia cầm khác nhằm hạn chế tối thiểu mức rủi ro do lây nhiễm chồng chéo.

Chuồng trại phải đảm bảo giữ ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Nền chuồng phải bằng phẳng, tiện cho công tác dọn vệ sinh, rải chất độn chuồng bằng phôi bào hoặc trấu có thể trộn với cát được phơi khô đã được phun khử trùng. Mặt khác phải đảm bảo thực hiện được biện pháp an toàn sinh học.


Chuẩn bị dụng cụ và chuồng nuôi

Trước khi đưa chim vào nuôi dù quy mô lớn hay nhỏ cần phải chuẩn bị mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như: lồng úm, chụp sưởi, máng ăn, máng uống, chất độn chuồng, tiêu độc khử trùng và chọn người nuôi.

Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng

Nuôi chim con ( giai đoạn từ 1- 3 tháng tuổi )

Chim được nuôi trong lồng nhỏ bằng lưới mắt cáo, sử dụng bóng điện hoặc đèn sưởi đám bảo nhiệt độ 25 -27 độ C. Không nuôi chim con tại nơi có gió lùa , mưa tạt , che đậy cẩn thận để đảm bảo an toàn cho chim khỏi các vật nuôi khác tấn công : Chó ,mèo , chuột . Khu vực nuôi thường xuyên được khử trùng định kỳ tối thiểu 15- 20 ngày/ lần .

Nuôi chim trưởng thành

Chim được nuôi trong lồng lớn sử dụng thức ăn dành cho gia cầm trưởng thành, gia cầm sinh sản ( cám gà đẻ ) kết hợp với thóc. Tỉ lệ pha tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của chim : có thể dùng tới 60% thóc trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra kết hợp cho ăn thêm các loại rau xanh : rau muống, rau lang, thân cây chuối thái nhỏ ..vv. Hạn chế cho các loại thức ăn lạ : tôm, cua, cá có thể dẫn đến tình trạng chim bị tiêu chảy.

Trong quá trình nuôi đàn thường sảy ra hiện tượng chim cắn , mổ nhau : Vị trí mổ thường tập chung vào mắt ,đỉnh đầu hoặc lỗ huyệt. Để hạn chế việc này ta có thể sử dụng 1 số phương thức sau :

+ Tách riêng cá thể chim bị đánh, hoặc chim đánh ra khỏi chuồng nuôi từ 3-5 ngày. Sau đó thả lại bình thường.

+ Cho ăn bổ sung thêm 1 số khoáng chất : Ca , Zn

+ Cắt hoặc mài bớt phần mỏ dưới của chim (đây là liệu pháp bắt buộc trong quy trình nuôi công nghiệp theo quy mô lớn ). Việc cắt hoặc mài mỏ dưới của chim không làm ảnh hưởng đến ngoại hình ( vì phần mỏ dưới bị che khuất ). Không ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của chim trống . Vì thực chất chim trĩ đạp mái thời gian diễn ra rất nhanh ( từ 15 -30 giây ) không nhất thiết cần sự hỗ trợ của bộ mỏ , nếu có chỉ cần mỏ trên là đủ .

Chọn chim giống

Chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, khối lượng 20 – 23g là đạt yêu cầu. Loại ngay những con khô chân, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn, bụng nặng, lông bết.

Nhiệt độ, độ ẩm và thông thoáng

Hai tuần đầu tiên chim không tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hoàn hảo, do đó các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá dễ phát sinh khi ẩm độ môi trường lên cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của chim.

Thời điểm khi chim xuống chuồng nên để nhiệt ở 350C, sau nhiệt độ được giảm dần xuống 300C khi chim được 3 tuần tuổi. 

Từ tuần tuổi thứ 2 cần chú ý đến tốc độ mọc lông ở chim để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp. Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của chim đối với nhiệt độ: Nếu thấy chim tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng đống lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt, chim bị lạnh. Nếu chim tản ra xa nguồn nhiệt, nháo nhác, kêu, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ. Nếu chim tụm lại một phía là bị gió lùa rất nguy hiểm, cần che kín hướng gió thổi. Khi đủ nhiệt, chim vận động ăn uống bình thường, ngủ, nghỉ tản đều lồng úm.

Chim con cần chiếu sáng 24/24 giờ trong 4 tuần đầu, sau 5 – 9 tuần giảm thời gian chiếu sáng đến 16h, từ tuần thứ 7 – 9 lợi dụng ánh sáng tự nhiên, đảm bảo cường độ ánh sáng 3W/m2 là đủ. 

Nước uống

Nước là nhu cầu đầu tiên của chim khi mới xuống chuồng. Cần cung cấp nước sạch, tốt nhất là pha thêm 5g đường Glucoz và 1g Vitamin C/lít nước cho những ngày đầu, nước uống cho chim không được lạnh tốt nhất là hơi ấm 18 – 210C trong vài ngày đầu.
Sử dụng chụp nước tự động bằng nhựa 0,6 – 0,8 lít/50 chim non. Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho chim dễ tiếp cận và không bị máng ăn che khuất. Tuân thủ cho chim uống nước trước, sau 2 – 3 giờ mới cho thức ăn

Thức ăn và kỹ thuật cho ăn nuôi chim trĩ

Cũng như chăn nuôi các loài gia cầm, chăn nuôi chim cũng như vậy. Thức ăn của trĩ là cám tổng hợp (loại không có tăng trọng), ngô xay, thóc, đậu tương, rau xanh, cỏ,… Ngoài 2 tháng có thể cho trĩ tập ăn thóc bằng cách trộn 10 – 20 % vào khẩu phần ăn. Ở giai đoạn 5 – 8 tháng có thể trộn đến 50 % thóc vào khẩu phần ăn. 
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng thoả mãn đầy đủ các nhu cầu sinh lý đòi hỏi phát triển cơ thể ở mỗi giai đoạn sẽ khai thác tối đa tiềm năng di truyền của giống, đạt nhanh đến khối lượng giết mổ càng sớm càng tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *