Trước tình hình nhiều dịch bệnh trên heo bùng phát, người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển dần sang sử dụng thịt gia cầm. Vì thế nhu cầu và giá cả gia cầm cũng tăng theo nên cũng khiến nhiều hộ nuôi tăng đàn để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, tình trạng này tiềm tàng nguy cơ thất bại do sự đe dọa của dịch bệnh khi mùa lạnh bắt đầu.

Sẽ làm người chăn nuôi mất cả vốn lẫn lời vì lí do sau:

chan-nuoi-gia-cam_result222
  1. Thời tiết mưa ẩm là điều kiện cho dịch cúm gia cầm bùng phát. Nếu người chăn nuôi không chăm sóc tốt, không nắm được quy trình thì sức đề kháng của chúng yếu, dễ phát sinh dịch bệnh nguy hiểm trong đó có bệnh cúm
  2. Sự tăng đàn đột ngột làm mật độ nuôi quá dày đặc hoặc điều kiện chuồng trại không đảm bảo làm suy giảm sức khỏe của gia cầm
  3. Theo quy luật phát sinh dịch bệnh trong tỉnh hàng năm, bệnh cúm gia cầm thường xảy ra vào tháng 1,2 và tháng 9, 10 trong năm

Nhằm giúp người chăn nuôi thành công, tránh gặp rủi ro dịch bệnh, xin giới thiệu đến bà con những biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm như sau:

  • Khi mua gia cầm giống về nuôi
tiem-phong-chan-nuoi-gia-cam_result222

Gia cầm phải có nguồn gốc rõ ràng, các cơ sở cung cấp giống uy tín, thương hiệu và chỉ chọn những gia cầm khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Đặc biệt phải hỏi rõ xem gia cầm bố mẹ đã được tiêm phòng vacxin chưa và đã tiêm phòng nhưng bệnh nào

Khi mua về, bà con nên nhốt riêng gia cầm mới mua ( cách ly với đàn gia cầm nhà đang nuôi) và cho uống thuốc bồi dưỡng như: B.complex, Aminovit, các thuốc dùng cho gàm vịt giai đoạn úm trong vòng 2 tuần đàu để theo dõi, khi thấy khỏe mạnh mới thả vào cùng đàn gia cầm nhà

  • Điều kiện chuồng trại và môi trường phải đảm bảo vệ sinh

Trước khi nuôi: Chuồng trại phải được chuẩn bị thật tốt trước khi mang con giống về

Đối với gà thả vườn, cần phải có trại, mái che để gà trú mưa, tránh nắng. Gà nhạy cảm với điền kiện lạnh, ẩm hơn vịt, nếu bị mưa ướt rất dễ sinh bệnh

nuoi-gia-cam_result222

Mật độ nuôi vừa phải, nếu nuôi quá đông, gia cầm hay cắn mổ, còn môi trường quá ô nhiễm thì dễ phát sinh bệnh

Cần chú ý vệ sinh tiêu độc chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng, dụng cụ chăn nuôi

Trong thời gian nuôi, nên giữ cho chuồng trại gia cầm luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, không bị mưa tạt gió lùa

Sân thả gia cầm cần khô thoáng sạch sẽ

Trong thời gian gia này, cần định kì vệ sinnh, tiêu độc sát trùng chuồng trại ( 1 tuần/lần), khu vực xung quanh chuồng, dụng cụ chăn nuôi để giảm thiểu mầm bệnh

  • Biện pháp cách ly để hạn chế mầm bệnh lây lan

Hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi, nếu có dịch bệnh xảy ra ở địa phương xinh quanh thì không cho người ngoài đến. Người nuôi gia cầm không được đến nơi có dịch

nuoi-gia-cam_result222

Cần có biện pháp ngăn ngừa không cho gia cầm tiếp xúc với các động vật khác như chim, heo, chuôt

  • Tiêm phòng cho gia cầm

Pha 50ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, tiêm dưới cổ hoặc cơ ngực, liều 0.5ml/con. Điều cần lưu ý là bệnh cúm gia cầm thường phát sinh khi thời tiết lạnh, ẩm thấp. Chi cục thú y vẫn đang triển khai tiềm phòng đại trà vắc xin cúm gia cầm

  • Nguyên tắc nuôi gà an toàn sinh học

Đàn gia cầm phải được nuôi trong 1 môi trường được bảo vệ, được chăm sóc tốt và tất cả mọi sự di chuyển ra vào trại, giữa các khu vực trang trại đều phải được kiểm soát

  • Các biện pháp thực hành chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học

Nuôi khép kín từng trại ( mỗi trại chỉ nuôi 1 giống gia cầm cùng độ tuổi. Đối với gia cầm giống nên có các khu vực nuôi dành riêng cho các lứa tuổi khác nhau

Kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trại, sử dụng con giống an toàn

Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại

Phòng bệnh bằng vacxin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *