Mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp, nhất là đối với các tỉnh miền núi. Nhiệt độ kết hợp với độ ẩm không khí cao làm cho trâu, bò phải sản sinh ra nhiều năng lượng để chống lạnh, sức đề kháng giảm, tạo cơ hội cho các mầm bệnh xâm nhập. Chính vì vậy, bà con chăn nuôi cần phải có những biện pháp kịp thời để chủ động bảo vệ vật nuôi, phòng tránh dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại và phát triển chăn nuôi trong mùa đông.

Những việc cần chuẩn bị trước khi đến mùa đông

1. Tu bổ lại chuồng trại

chuồng bò

Chuồng trại trước khi vào đông cần kiểm tra kĩ lại nền, tường bao quanh, mái che. Phải đảm bảo rằng nền chuồng luôn khô ráo trong mùa đông. Diện tích chuồng nuôi phải đủ nhốt trâu, bò.

Phần mái che của chuồng phải đảm bảo che tốt được mưa, không bị gió lùa vào hay mưa hắt làm ẩm và giảm nhiệt độ của chuồng. Thường xuyên thay đệm lót sinh học và hạn chế rửa chuồng trong khoảng thời gian này. Bà con có thể dùng rơm rạ, cỏ khô để lót chuồng cho gia súc trong mùa đông sẽ giúp trâu bò khi nằm sẽ ấm hơn, làm giảm ảnh hưởng của không khí lạnh bên ngoài.

Dự trữ phông, vải bạt, phên nứa… để khi nhiệt độ giảm xuống mức rét đậm, rét hại sẽ quây xung quanh chuồng trại. Chuồng nuôi phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ. Vì vào mùa đông rét buốt, nhiệt độ quá lạnh sẽ dễ gây nên một số bệnh truyền nhiễm ở trâu, bò như: bệnh viêm khớp, bệnh cước chân, lở mồm long móng, tai xanh,…

Bà con cần luôn luôn theo dõi bản tin dự báo thời tiết để có thể lên kế hoạch chủ động phòng, chống rét cho gia súc đạt kịp thời. Vào những ngày trời gió rét dưới 15 độ thì tốt nhất không nên đi chăn thả trâu bò.

2. Về thức ăn, chăm sóc

ủ chua cỏ

 

Chuẩn bị thức ăn dự trữ trong mùa đông rất quan trọng. Vì chỉ khi trâu bò được ăn đầy đủ thì chúng mới có đủ năng lượng để chống giá rét. Bà con có thể áp dụng các biện pháp dự trữ, tận dụng thức ăn trong mùa đông như rơm rạ, ngọn lá mía, bã sắn, cho trâu bò ăn; hoặc dùng các biện pháp kỹ thuật như: ủ chua thức ăn. Bà con có thể tham khảo kỹ thuật ủ chua cùng Máy băm cỏ của Bình Quân Group tại đây.

Bắt đầu từ tháng 11 dương lịch, người chăn nuôi cần chuẩn bị sẵn thức ăn dự phòng cho gia súc ăn trong 4 tháng tiếp theo. Trong khoảng thời gian này, với một con trâu/bò trưởng thành (có trọng lượng đạt khoảng 3 tạ), cần ăn trung bình 250 kg thức ăn tinh bột (ngô, bột cám, bột sắn…) và 400 kg thức ăn thô (rơm, cỏ voi, thân ngô, cây sắn, thức ăn ủ chua…). Tối thiểu bổ sung 1 đến 2 kg cám hỗn hợp cho 1 con trâu, bò trong những ngày giá rét.

Để nghiền các thức ăn tinh bột thành cám bà con có thể tham khảo các dòng Máy nghiền cám chăn nuôi. Máy có nhiều loại mặt sàng cho ra thành phẩm kích thước hạt cám khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người chăn nuôi.

Nếu có điều kiện hơn, bà con có thể bổ sung thêm vitamin và các chất khoáng giúp trâu, bò tăng cường sức khoẻ và khả năng chống đỡ bệnh.

3. Vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng

chuồng bò

– Thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng nuôi. Định kỳ phun thuốc khử khuẩn 2 – 3 tuần một lần để tiêu độc khử trùng.

– Tiêm phòng định kỳ đầy đủ các bệnh như: tụ huyết trùng, lở mồm long móng, nhiệt thán…

Bê, nghé cần đặc biệt quan tâm chăm sóc. Đối với những con trưởng thành thì cần kiểm tra bộ móng, không để bị ẩm, lạnh móng sẽ dễ gây ra nhiều bệnh.

Trước mùa đông đến phải tẩy kí sinh trùng cho gia súc. Phát hiện kịp thời những con trâu, bò có biểu hiện bị sán lá gan, ký sinh trùng đường máu để tranh thủ tiêm phòng và điều trị dứt điểm khi thời tiết còn nắng ấm.

Các biện pháp thực hiện để chống rét cho trâu, bò trong mùa đông

Khi nhiệt độ dưới 120C

– Khi ngoài trời nhiệt độ xuống dưới 12 độ, bà con phải dồn trâu, bò về chuồng tránh rét. Tuyệt đối không thả rông ngoài bãi chăn thả qua đêm.

– Dùng phên nứa, bạt che chắn kín chuồng để đảm bảo không bị gió lùa hay mưa hắt vào và giữ khô nền chuồng.

– Thực hiện nuôi nhốt trong chuồng. Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của một con khoảng 30 – 40kg thức ăn/ngày. Trong đó: 25 – 35 kg cỏ tươi xanh hoặc ủ chua, 3 – 4 kg rơm, 1 – 2 kg cám. Đặc biệt cho uống nước ấm muối loãng mỗi ngày.

chuồng bò

– Có thể thực hiện biện pháp chống rét bằng cách dùng bóng điện, đốt than củi, trấu để sưởi ấm cho trâu, bò.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *