Nuôi tôm nước ngọt đang là một trong những nghề nuôi trồng thủy sản trọng điểm ở nước ta hiện nay. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của người nuôi trồng đó chính là công thức phối trộn cám cho tôm. Bài viết này mình sẽ chia sẻ một vài công thức làm cám nổi nuôi tôm hiệu quả. Bà con có thể lưu về tham khảo nhé!
Cám cho tôm dùng những loại nguyên liệu gì?
Nhóm nguyên liệu tươi
- Có nguồn gốc từ động vật như giun, ốc, cua, cá tạp, tôm, tép,…
- Có nguồn gốc từ thực vật như rau bèo, cỏ, lá xanh,…
Nhóm nguyên liệu khô
- Có nguồn gốc động vật như bột xương, bột cá, bột thịt,…
- Có nguồn gốc thực vật như ngô, gạo, sắn, bã đậu,…
Lưu ý: Khi bà con sử dụng nguyên liệu tươi có nguồn gốc từ động vật thì cần phải được làm chín để giúp tôm dễ tiêu hóa hơn.
Quy trình phối trộn làm viên cám nổi cho tôm
Chuẩn bị nguyên liệu:
Để làm viên cám nổi cho tôm bà con cần lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc và liều lượng chính xác theo công thức phối trộn phù hợp với mô hình nuôi trồng nhà mình. Nếu dùng nguyên liệu tươi có nguồn gốc thực vật thì cần phơi nắng khô hoặc sử dụng Máy sấy làm khô. Sau đó đưa tất cả nguyên liệu như ngô, gạo, sắn, rau, giun, ốc… vào máy nghiền cám chăn nuôi để nghiền nguyên liệu thành dạng bột. Điều này sẽ giúp tôm khi ăn dễ dàng tiêu hóa hơn.
Tiếp theo chúng ta tiến hành phối trộn theo đúng tỷ lệ công thức bên dưới. Nếu nguyên liệu ít thì bà con có thể sử dụng tay trộn. Nhưng đối với các trang trại, hồ nuôi tôm quy mô lớn thì việc dùng tay trộn hết nguyên liệu là điều không khả thi. Lúc này bà con nên cần sự giúp đỡ của Máy trộn nguyên liệu để đảm bảo hỗn hợp thức ăn được trộn thật đều, tiết kiệm tối đa thời gian cũng như công sức cho bà con.
Đùn viên cám nổi
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình làm viên cám nổi. Máy đùn viên cám nổi có thể khắc phục tất cả các hạn chế còn tồn tại trong quy trình phát triển nuôi trồng tôm. Đặc biệt máy có thể làm chín nguyên liệu, giúp bà con không cần mất công tác dụng nhiệt lên nguyên liệu tươi nữa.
Không chỉ có vậy, máy còn giúp bà con dễ dàng tự sản xuất và dự trữ thức ăn cho tôm trong thời gian dài. Cám nổi sau khi được đùn ra cần hạ độ ẩm bằng cách phơi nắng hoặc sấy khô. Bước này cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo quản cám được lâu hơn. Thành phẩm sau khì đùn ra sẽ là những viên cám nổi chất lượng, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho tôm sinh trưởng cũng như chất lượng thịt tôm sau khi thu hoạch.
Cuối cùng bà con có thể cho tôm ăn ngay. Phần cám chưa được sử dụng thì đóng bao bảo quản, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát là được.
Một vài công thức phối trộn cám nổi cho tôm
- Công thức 1: Bột cá khô 30% + Bột ruốc 23% + Cám gạo 26% + Bột gạo lứt 18% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.
- Công thức 2: Bột cá khô 25% + Bột ruốc 17% + Cám gạo 35% + Bột gạo lứt 20% + Chất phụ gia 3%.
- Công thức 3: Bột cá khô 25% + Bột đậu nành 23% + Bột khô dừa 5% + Cám gạo 30% + Bột mì 14% + Chất phụ gia 3%.
- Công thức 4: Bột cá khô 27% + Bột ruốc 20% + Cám gạo 30% + Bột gạo lứt 20% + Chất phụ gia 3%.
- Công thức 5: Bột cá khô 27% + Bột đậu nành 25% + Bột khô dừa 5% + Cám gạo 25% + Bột mì 15% + Chất phụ gia 3%.
- Công thức 6: Bột cá khô 30% + Bột đậu nành 29% + Bột khô dừa 3% + Cám gạo 20% + Bột mì 15% + Chất phụ gia 3%.
Ngoài công thức làm cám nổi thức ăn cho tôm, để thành công và phát triển kinh tế thu được lợi nhuận khủng từ việc nuôi trồng thủy hải sản – là tôm. Bà con có thể tham khảo Kỹ thuật nuôi tôm tại đây.