Chăn nuôi gà thả vườn được xem là mô hình chăn nuôi đáp ứng đầy đủ nhất về tiêu chuẩn lượng của người tiêu dùng. Thật ra mô hình này chăn nuôi không quá khó. Nhưng làm sao để gà nhanh lớn, thịt thơm và chắc, thu được lợi nhuận khủng, đặc biệt là vào dịp Tết nguyên đán thì đòi hỏi phải hiểu biết rất nhiều về kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn. Bà con cùng theo dõi và tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Ưu điểm của mô hình chăn nuôi gà thả vườn
Hiện nay, tốc độ đô thị hóa đang làm thu hẹp dần diện tích đất để chăn nuôi trồng trọt. Điều này dẫn đến hàng loạt thực phẩm ăn nhanh, nông sản thu hoạch nhanh lên ngôi.
Gà công nghiệp được bán tràn lan trên thị trường với chất lượng thịt kém, mềm bở. Không còn độ chắc, dai, thịt thơm như gà chăn thả trước kia.
Hơn nữa, giống gà công nghiệp nuôi thường chỉ cho ăn cám, thiếu hụt dinh dưỡng từ một số loại thức ăn thô nên thịt chắc chắn sẽ không giàu dinh dưỡng như gà chăn thả.
Người tiêu dùng ngày nay càng thông minh, sành ăn. Họ không còn thích loại thịt gà công nghiệp bán trong siêu thị hay ngoài chợ nữa. Đây chính là cơ hội lớn cho những trang trại chăn nuôi gà thả vườn, đặc biệt là vào thời điểm vàng dịp Tết cuối năm.
Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn
1. Chuồng nuôi:
Chuồng là nơi để gà ngủ, tránh mưa và tránh nắng. Chuồng đặt cùng khu đất vườn nuôi thả gà. Phải đảm bảo cao ráo, thoáng mát; có rèm che, chụp sưởi ấm, máng ăn và máng uống. Chuồng phải đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông và được khử trùng trước khi đưa vào sử dụng 1 tuần. Bà con chăn nuôi nên đặt chuồng mặt quay về hướng Đông hoặc Đông Nam để đón nắng ấm buổi sáng và tránh nắng gắt buổi trưa chiều.
Nền chuồng phải cao ráo, thoát nước, dễ quét dọn vệ sinh. Dưới nền chuồn rải một lớp trấu, hoặc dăm bào, rơm khô có độ dày khoảng 5 – 10 cm và cần được phun sát trùng trước khi sử dụng.
Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ khô ráo cho đôi chân, tránh bị nhiễm bệnh. Do đó bà con nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng. Dàn đậu có thể làm bằng tre hoặc gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đứng). Dàn cách nền chuồng khoảng nửa mét, mỗi dàn cách nhau khoảng 0,3 – 0,4 m để gà không đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau.
– Làm ổ đẻ cho gà phải để nơi tối, ít ánh sáng. Một ổ đẻ sẽ dùng cho khoảng 5-10 con gà mái.
2. Vườn nuôi:
Rào lưới xung quanh vườn chăn thả, bà con có thể dùng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ… Ban ngày nắng ráo thả gà ra sân, vườn chơi chạy nhảy. Buổi tối lùa gà về chuồng. Mật độ thả gà tối ưu nhất là 1 con/m2.
Gà rất thích bới, rũ lông trong đất nên cần đặt bể cát và tro bếp cho gà. Kích thước bể 2x1x0,3m cho khoảng 40 con gà.
3. Chọn giống gà thả vườn
Một số giống gà lấy thịt có chất lượng tốt và được ưa chuộng nhất hiện nay là: gà ta, gà tam hoàng, gà đông tảo, gà hồ… Khi chọn con giống chú ý lựa những con nhanh nhẹn, mắt liếc qua liếc lại nhanh, bụng gọn, chân cao to, không bị dị tật và ưu tiên chọn những con lông khô mượt.
Thời điểm đem gà giống về nuôi thả thích hợp nhất là khi gà được khoảng 1 ngày tuổi. Vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn khi thời tiết mát mẻ.
4. Phối trộn thức ăn cho gà thả vườn
Thức ăn cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn.
Đối với gà dưới 1 tháng tuổi, bà con có thể rải tấm, cám ngô hoặc cám thóc trực tiếp lên sàn cho chúng ăn. Cho ăn liên tục không để trên sàn thiếu thức ăn.
Khi gà được 1 đến 2 tháng tuổi có thể cho chúng ăn bằng máng treo. Giai đoạn này, bà con có thể tự phối trộn thức ăn không chỉ đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà còn đảm bảo chất lượng thịt gà cũng như tiết kiệm được tiền mua cám công nghiệp.
Nếu bà con chưa biết công thức chuẩn phối trộn thức ăn và làm viên cám cho gà sử dụng bằng Máy ép cám viên, thì có thể tham khảo ngay tại đây.
5. Vệ sinh & phòng dịch:
– Những nguyên nhân chính dẫn đến gà bị bệnh: Môi trường sống ô nhiễm; thức ăn không đủ dinh dưỡng dẫn đến sức đề kháng của gà kém; …
– Các biện pháp vệ sinh & phòng bệnh:
- Chọn con giống tốt, có sức đề kháng cao để chống đỡ với môi trường, thời tiết và bệnh dịch.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng, không để ao tù nước đọng trong vườn. Bảo đảm gà “ăn sạch, ở sạch, uống sạch“.
- Thực hiện tiêm phòng vaccine định kỳ cho gà. Ngoài ra, tuân thủ quy định dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng. Nhất là đối với gà thả vườn thì cần phải phòng bệnh cầu trùng.
Lưu ý: khi gà đang trong giai đoạn đẻ, chỉ sử dụng kháng sinh khi gà bệnh. Sau đẻ 6 tháng, tiêm phòng ngừa lại các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, Gumboro cho đàn mái đẻ.
nên bổ sung luôn công thức phối trộn cho mọi người tham khảo