Áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê đúng cách giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao ổn định hàng năm. Giúp bà con tăng cao hiệu quả kinh tế cải thiện đời sống vật chất.

Làm đất chuẩn bị trồng cà phê

  • Làm đất chuẩn bị trồng là công đoạn khởi đầu của kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê mà chúng tôi muốn chia sẽ đến bà con nông dân hôm nay. Đất trồng cà phê phải là loại đất tươi xốp có tầng đất thịt dày có khả năng thoát nước tốt và nguồn dinh dưỡng trong đất giàu phì nhiêu.
  • Trường hợp trồng cà phê trên đất trước đây đã từng trồng qua cây cà phê rồi thì cần áp dụng biện pháp cải tạo đất trước khi trồng. Sau khi phá vườn cà phê cũ hãy trồng những cây hoa màu ngắn ngày như đậu, mè, ngô khoảng 2-3 năm.
  • Trường hợp ở diện tích đất trước đó canh tác cây cà phê nhưng mắc bệnh thối rễ thì không nên trồng lại cây cà phê mà phải luân canh loại cây khác xuống diện tích này

Thiết kế vườn trồng cà phê cần đảm bảo những yêu cầu đạt chuẩn như sau:

    • Vườn cà phê cần được thiết kế theo hướng chống xói mòn, có khả năng chống lại được các yếu tố bất lợi của thời tiết như gió bão hay sương muối, việc di chuyển cơ giới hóa và vận chuyển trong vườn tiện lợi, đảm bảo diện tích đai rừng dưới 15%, thâm canh cho năng suất cao ổn định hàng năm.
    • Dựa vào từng loại địa hình dốc hay bằng phẳng mà thiết kế cây theo hàng theo lô khác nhau. Chiều dài của lô song song với đường đồng mức, các lô lớn diện tích từ 15-20 ha cần được phân ra thành nhiều lô nhỏ để tiện cho việc quản lý về sau với chiều dài chuẩn theo hàng là 400-500 m chiều rộng 50m.
    • Quanh những lô cà phê nhỏ cần thiết kế đai rừng là đường vận chuyển phân, máy móc từ gốc cà phê ra đến đai rừng độ rộng chừng 7m trở lại. Trường hợp thiết kế đường vận chuyển ở giữa lô thì khoảng cách rộng chừng 6m là được.
    • Đường phụ giữa các lô tính từ gốc này sang gốc kia rộng 5m.
    • Trường hợp địa hình đất trồng có độ dốc chừng 80 trở lên cần thiết kế sao cho đảm bảo việc vận chuyển cơ giới hóa thuận lợi, các biện pháp chống xói mòn cần được áp dụng. Thiết kế cây theo hình đồng mức hay còn gọi là hình vành nón cà phê trồng theo kiểu nanh sấu.
    • Cà phê trồng trên diện tích nhỏ thì không nhất thiết phải phân lô nhưng cần chia đường đồng mức.

Đào hố trộn đất lấp hố

Hố đào có chiều dài là 40cm, chiều rộng 40cm và chiều sâu 50cm trường hợp đất cằn cỗi xấu thì đào dài rộng sâu là 50x50x60 cm. Lớp đất mặt sau khi đào lên tiến hành trộn đều với phân hữu cơ rồi lấp hố lại sao cho cao hơn miệng hố 10-15 cm công đoạn này cần tiến hàng trước thời điểm trồng 1-2 tháng. Lượng phân bón cho 1 hố là 10-15 kg và phân lân 0.5 kg.

Khoảng cách trồng và mật độ trồng
khoảng cách trồng cà phê

Tùy vào từng giống cà phê khác nhau sẽ có khoảng cách trồng và mật độ trồng khác nhau, giống cà phê chè thì trồng hàng cách hàng là 2m khoảng cách cây cách cây là 1m số cây trên 1 ha diện tích là 5.000 cây/ 1 ha. Trường hợp đất xấu thì nên trồng với mật độ dày hơn. Giống cà phê vối thì trồng khoảng cách 3.5×2.5 trồng 1 hố 1 cây tổng 1 ha là 1.330 cây/ 1 ha, khoảng cách 3.0×2.5 có thể trồng 1 hố 2 cây mật độ tương ứng là 2.660 cây/ 1 ha.

Thời điểm trồng

Thời điểm xuống cây giống tốt nhất là thời điểm đầu mùa mưa, những vùng nào có điều kiện nước thuận lợi thì trồng cuối mùa mưa cũng được nhưng cần đảm bảo  cây con sau khi trồng phải được tưới nước đầy đủ.

Kỹ thuật trồng cây cà phê

    • Kỹ thuật trồng cà phê trước tiên dùng cuốc đào 1 lỗ nhỏ sâu 25-30 cm và rộng 15-20 cm trước hỗ đã tạo trước đó. Nhẹ nhàng xé túi bọc ni lon rồi đặt cây nằm chính giữa hố điều chỉnh có cây theo phương hướng thẳng đứng dùng đất mặt lấp rồi nén chặt đất ngang bầu.
    • Công đoạn tiếp theo là làm bồn thao tác nhẹ nhàng không được làm vỡ bầu, bầu đặt âm dưới đất 7-10 cm tạo ổ gà đắp bùn lên mặt để giữ nước.
    • Trồng cây thẳng đất cần được ém chặt quanh bầu để bảo vệ bầu không bị vỡ.

Tủ gốc

Đánh bồn xong cần phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô hoặc xác cây thực vật có tại địa phương có độ dày 20 cm và cách gốc 20 cm. Trên mặt rải nhẹ một lớp đất để rác xẹp xuống, phun thuốc confidor 100 SL để diệt mối, côn trùng gây hại. Những vùng thường xuyên hạn hán thiếu nước sau khi trồng xong cần thực hiện biện pháp che túp để cây tránh gió, hạn, rét bảo vệ cây trước điều kiện khí hậu khắc nghiệt

Kỹ thuật chăm sóc cây cà phê
chăm sóc cà phê

Trồng dặm

Sau thời điểm trồng cây từ 15- 20 ngày cần phải kiểm tra những cây nào chết thì áp dụng việc trồng dặm kịp thời. Những cây còi cọc kém phát triển cũng cần trồng dặm ngay tức khắc, việc trồng dặm này sẽ phải kết thúc trước 2 tháng khi mùa mưa chấm dứt. Việc trồng lại thao tác thực hiện giống như trồng mới ban đầu.

Làm cỏ tủ gốc cho cà phê

+ Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản cây còn nhỏ chưa phát triển tán diện tích đất trống nhiều là điều kiện thuận lợi cho cỏ phát triển. Cần làm cỏ thường xuyên đảm bảo cỏ không bị cà phê lấn át.

+ Trường hợp có cỏ tránh, có gấu xuất hiện thì sử dụng các loại thuốc cỏ thịnh hành trên thị trường hiện nay để phun.

+ Tủ gốc cho cây để giữ ẩm điều hòa nhiệt độ của đất làm cho đất tơi xốp và hạn chế cỏ mọc giảm được đáng kể công làm cỏ.

Trồng xen cây trồng khác
trồng cà phê

Áp dụng biện pháp trồng xen canh tăng vụ các loại cây trồng khác nhầm tăng doanh thu và còn bảo vệ đất cải tạo độ phì nhiêu màu mỡ cho đất. Những loại cây trồng mà hộ nông dân áp dụng trồng xen phổ biến rộng rãi nhất hiện nay đó chính là các loại cây họ đâu, ngô, khoai…sau khi thu hoạch chúng xong cành, cây lá của chúng có thể sử dụng làm nguyên liệu tủ gốc hoặc ủ phân xanh bón ngược lại cho vườn cây cho đất.

Trồng cây che bóng và đai rừng chắn gió

+ Trồng cây che bóng tạm thời: Nên trồng những cây như cây muồng hoa vàng, đậu săng có thể trồng thành hàng giữa 2 hàng cà phê vì chúng có thân cao không có tán ngang nhiều không chiếm diện tích.

+ Trồng cây che bóng lâu dài: Cây nên trồng là cây keo dậu với khoảng cách trồng là 5m x 6m đến khi cây che bóng lớn thì cần tỉa dần khoảng cách còn lại là 10x12m có nghĩa là 2 tỉa đi 1. Vào thời kì cà phê bước vào giai đoạn kinh doanh thì cây che bóng phải cao cách tán cây cà phê ít nhất là 2.5-3 m

+ Trồng đai rừng chắn gió: Bên ngoài xung quanh lô cà phê cần trồng đai rừng che chắn gió theo hướng thắng với hướng gió hoặc lệch 60 độ.

+ Diện tích đai rừng rồng chừng 9m và ở diện tích này trồng 3 hàng muồng đen với diện tích hàng cách hàng là 1m còn khoảng cách các cây cách xa nhau 3m. Bên rìa đai rừng trồng bổ sung thêm các loaijc ây ăn trái như vải, xoài, nhãn, mít để tăng thêm doanh thu.

Bón phân cho cây cà phê

+ Bón phân hữu cơ: Hàng năm phân hữu cơ bón 1 lần với lượng bón là 5-10 kg bón chung với phân kali và vô cơ vào thời điểm tháng 11-12. Đào rãnh 20×20 cm rãi phân đều quanh mép sau đó lấp hố lại.

 

cach-cham-soc-cay-ca-phe

+ Đạm và kali mỗi năm bón 3 lần thời gian bón là 2-3, 6-7, 11-12.
+ Cần dọn dẹp sạch cỏ, rác trước khi bón phân, rãi phân đều trên rãnh rồi lấp đất lại để tránh bốc hơi khi trời nắng hay rửa trôi khi trời mưa.
+ Bón lần cuối vào thời điểm cuối năm cần kết hợp phân chuồng và phân lân bón luôn một lần để tiết kiệm nhân công.
+ Ở vườn cà phê mới trồng thì sau khi trồng 1-2 tháng nên bón thúc phân ure và kali mỗi loại có liều lượng là 25-30g/ 1 hố.

    • Áp dụng biện pháp chống hạn hán, chống rét cho cây cà phê
    • Ngay sau khi trồng cà phê con và cây che bóng lúc này cây che bóng còn nhỏ chưa phát huy được khả năng che bón cần làm túp che cho cây để tránh nắng và sương muối.
    • Làm túp che thì làm kín hướng đông bắc và hở hướng tây năm ¼ túp cao cách đỉnh 10-15 cm vững chắc.

Tạo hình tỉa cành

Là công đoạn chăm sóc cây cà phê hết sức quan trọng giúp cây có được bộ tán cân đối cho năng suất cao ổn định về sau. Cây có bộ tán cân đối thì việc chăm sóc cũng như thu hoạch cũng thuận tiện hơn, sự tấn công của sâu bệnh cũng hạn chế đáng kể.

+ Tạo hình cơ bản: Là hình thức tạo hình đơn giản mỗi cây để 1 thân chính không cho mọc nhiều thân trên hố, đánh tỉa các chồi vượt và các nát khi chúng xuất hiện trên thân chính.

+ Tạo hình nuôi trái: Những cây cà phê mọc sát đất tầm 20-25 cm cần loại bỏ chúng ngay để tạo độ thông thoáng và thuận lợi cho vườn cây, những cành sinh trưởng kém cần tỉa đi để cây thông thoáng và chất dinh dưỡng nuôi những cành khỏe mạnh khác. Cành tăm nhỏ, những cành khô, cành bị sâu bệnh, chồi vượt cũng cần loại bỏ đi. Những cành già cho trái nhiều đợt cần cắt ngắn chúng lại để phát sinh cành mới từ cành già này.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê được tóm gọn và những nội dung bên trên. Hộ nông dân hãy tham khảo qua để áp dụng trồng đúng cách đúng chuẩn trên diện tích đất canh tác của mình để cây phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao ổn định mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Để góp phần tạo ra những hạt cà phê thơm ngon chất lượng, mời bà con tham khảo máy rang Bình Quân Group
máy rang đa năng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *