Thức ăn thô tươi có vai trò quan trọng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, các loại rau, cỏ, cây thường chỉ có thể phát triển trong vụ xuân hè và vụ đầu thu. Vì vậy, bà con nông dân thường gặp khó khăn trong việc tìm nguồn thức ăn xanh cho gia súc vào mùa đông.
Để giữ lại rau cỏ tươi dư thừa từ mùa vụ trước, người nông dân thường ủ chua rau, cỏ, thân cây ngô, cây cỏ voi và các loại phụ phẩm nông nghiệp để dự trữ nguồn thức ăn quanh năm cho gia súc. Bài viết này mình xin chia sẻ đến bà con kỹ thuật ủ chua dự trữ thức ăn cho gia súc.
Chuẩn bị nguyên – vật liệu:
Nguyên liệu:
- Nguyên liệu ủ chua rất đa dạng và phong phú như rau bèo, cỏ VA06, cỏ Guatemalla, cỏ voi, thân chuối, thân cây ngô,…
- Ngoài các nguyên liệu chính trên thì để ủ chua cũng cần dùng muối ăn (để tạo sự ngon miệng, dễ ăn cho gia súc, đồng thời bổ sung thêm chất khoáng cần thiết khi sử dụng), mật rỉ đường và rơm khô hoặc bã mía khô.
Vật liệu:
Tùy theo điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình cũng như trang trại chăn nuôi, mà có thể xây hố ủ hoặc đào hố có lót bạt dứa hay dùng túi nilon để ủ.
– Hố ủ: Chọn nơi cao ráo, thoáng, không tù đọng nước, thuận tiện đi lại và gần chuồng trại. Hố có thể làm hố vuông hay hình chữ nhật. Kích thước tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi và khối lượng thức ăn của mỗi con một ngày. Với mỗi hố có thể tích 1 mét khối (1m x 1m x 1m) có thể chứa khoảng 300-400kg nguyên liệu. Bà con nên làm 1 hố ủ có dung tích đảm bảo trữ lượng thức ăn đủ cho gia súc nhà mình ăn trong khoảng 20 – 30 ngày.
– Túi ủ: Dùng túi ni lông, bên ngoài phủ bao tải dứa hoặc nếu nhà bà con có sẵn vỏ bao đựng phân thì có thể tận dụng làm túi ủ. Thông thường 3 túi ủ sẽ được khoảng 90 đến 100kg nguyên liệu thức ăn xanh.
– Dụng cụ: Máy băm cỏ dùng để băm nhỏ thức ăn. Bạt che, bao dứa, rơm rạ, tấm lợp… để đậy kín hố ủ.
Kỹ thuật ủ thức ăn chua cho gia súc
Thời gian thích hợp để ủ chua:
Bà con có thể ủ thức ăn quanh năm, nhưng để dự trữ thức ăn cho vụ đông thì nên tiến hành ủ từ khoảng tháng 9 đến 11 dương lịch. Thông thường nếu ủ chua đúng kỹ thuật có thể bảo quản thức ăn chua sau khi ủ từ 3 – 4 tháng.
Những việc cần làm trước khi thực hiện ủ chua:
Nguyên liệu ủ chua cần phải tươi, sạch. Ủ chua là quá trình lên men làm ức chế các loại vi khuẩn gây hại có trong cỏ.
Cỏ sau khi thu hoạch về rồi băm, thái thành từng đoạn dài khoảng 3-5cm. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, việc băm thái thủ công bằng dao với thớt đã quá lạc hậu. Nhất là đối với hộ chăn nuôi hay trang trại quy mô lớn thì phải tốn quá nhiều thời gian cũng như nhân lực để ngồi băm cỏ đủ cho gia súc nhà mình ăn. Hiểu được nỗi khó khăn này của bà con, Bình Quân Group đã sáng chế và sản xuất ra nhiều dòng Máy băm cỏ cho ra năng suất từ 400 – 4000 kg/giờ, phù hợp với mọi mô hình chăn nuôi từ nhỏ đến lớn.
Sau khi băm cỏ xong, bà con sẽ đem đi phơi tái. Có thể phơi dưới sân nhà hoặc bạt dứa sạch để làm giảm bớt lượng nước trong cỏ. Phơi đến khi cỏ còn 60 – 70% độ ẩm là phù hợp để ủ.
Tiến hành ủ chua:
Bước 1: Lấy ni lông mỏng phủ ở dưới hố rồi dàn lớp rơm khô lên trên.
Bước 2: Cho cỏ băm lên trên. Cứ mỗi một lớp cỏ băm (dày khoảng 10-15cm) ta lại rắc 1 lượt hỗn hợp muối, đường, men,… lên trên rồi nén chặt cỏ xuống. Bà con cứ lặp đi lặp lại các bước như vậy đến khi hết cỏ hoặc đầy miệng hố thì thôi. Sau đó buộc thật chặt miệng túi hoặc bịt miệng hố và lấp đất kín để tránh mưa và không khí lọt vào sẽ làm hỏng, thối cả mẻ thức ăn.
Ở phần lớp cỏ cuối cùng bà con lưu ý phải rải thật nhiều hỗn hợp phụ gia hơn bình thường. Nếu bà con ủ bằng túi ni lông thì sau khi làm xong phải đặt túi vào vị trí khô ráo, thoáng mát. Dùng vài viên gạch hoặc vật nặng đè chặt lên trên để tăng độ nén của cỏ trong quá trình ủ chua.