Công tác chuẩn bị trước khi vào mùa đồng
Về chuồng trại
- Chuẩn bị chuồng trại đảm bảo diện tích đủ nuôi, nhốt bò. Kiểm tra, củng cố lại nền chuồng, mái che, tường bao quanh.
- Đảm bảo nền chuồng luôn khô ráo trong mùa đông, che chắn chuồng nuôi đảm bảo đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ướt chuồng.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực xunh quanh chuồng nuôi
Về thức ăn
- Chuẩn bị cây thức ăn cho bò đảm bảo diện tích khoảng 300m2/con.
- Tận dụng triệt để nguồn phế, phụ phẩm nông nghiệp để chế biến, dự trữ thức ăn cho đàn bò, đặc biệt là rơm, thân, lá cây ngô trong vụ thu đông ( đảm bảo mỗi hộ chăn nuôi tối thiểu có 1 cây rơm).
- Khi mùa mưa, lượng thức ăn thô xanh nhiều, do vật phải có kế hoạch ủ chua thức ăn thô xanh, dự trức cho bè (bình quân 1 tấn thức ăn ủ chua trở lên/1 con) hoặc trồng cây ngô dày đảm bảo diện tích khoảng 500m2/con
Về chăm sóc, nuôi dưỡng
- Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe cho đàn bò để chống rét, chống bệnh dịch.
- Đối với những con bò già, yếu cần có kế hoạch nuôi vỗ béo để bán giết thịt hoặc phải có chế độ chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sức khỏe chống lại đói, rét trong vụ đông xuân.
- Đối vói bê con cần có chế độ chăm sóc hợp lý để tăng cường sức đề kháng với bệnh, dịch và giá rét trong mùa đông
Về phòng, chống bệnh dịch
Thực hiện tiêm phòng các loại vacxin bệnh truyền nhiễm cho 100% số bò, trong diện phải tiêm phòng định kì 2 lần/năm ( vụ xuân hè, vụ thu đông) hoặc tiêm phòng bổ sung cho bò chưa được tiêm phòng chính vụ theo quy định của thú y.
Tổ chức tẩy kí sinh trùng đường máu, kí sinh trùng đường ruột cho bò ( tiêm mao trùng, giun đũa cho bê con)
Định kì thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng xử lý chất thải chăn nuôi để hạn chế dịch bệnh lây lan
Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đàn bò để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra
Biện pháp phòng chống lạnh trong mùa đông
Khi nhiệt độ trên 12 độ C
-Về chuồng trại:
Dùng phên, nứa, bạt che chắn chuồng nuôi đảm bảo không bị gió lùa, mưa hắt vào chuồng, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ giữa khô nền chuồng, buổi tối đưa bò về chuồng
-Về thứa ăn:
Sau khi chăn thả về, ban đêm cho bò ăn thêm 10 – 15kg thức ăn/con/ngày
-Về chăm sóc, nuôi dưỡng
Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, bố trí khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng để đảm bảo bò có đủ sức chống rét, chống bệnh dịch
-Phòng, chống bệnh dịch
+ Tiêm bổ sung vacxin phòng bệnh truyền nhiễm cho những con bò chưa được tiêm phòng trong vụ thu, đông
+Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ đàn bò để có biện pháp xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra
+Theo dõi, phát hiện và điều trị một số bệnh thường gặp như: giun đũa, cước chân chân, tiêu chảy, ký sinh trùng, đường máu
Khi nhiệt độ dưới 12 độ C
Khi có dự báo thời tiết xuống dưới 12 độ, người chăn nuôi cần thự hiện dồn bò về chuồng, lán tạm. Tuyệt đối không thả rông tự do ngoài đồng, ngoài bãi chăn thả, trên rừng qua đêm
Chò bò nghỉ làm việc và cho ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, khẩu phần ăn từ 30-40kg thức ăn/con/ngày
Có thể thực hiện biện pháp chống rét cho bò bằng cách dùng chăn, bao tải khoác cho bò, hoặc có thể dùng bóng điện, đốt than củi, trấu để sưởi ấm cho bò, đặc biệt là bò già và bê con
Trong vụ đông xuân, bò thường mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: bệnh lở mồm long móng, bệnh tiên mao trùng, bệnh cước chân.. Vì vậy người chăn nuôi phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe cho đàn bò. Khi thấy bò có những dấu hiệu khác thường như: bỏ ăn, sốt cao, đi lại chậm chạp.. cần báo ngay với cơ quan thú ý để kiểm tra theo dõi và có biện pháp phòng trị kịp thời.
Trên đây là một số chia sẻ với bà con về cách phòng chống lạnh cho bò vào mùa đông. Hy vọng bài viết cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích.