Lợn chủ yếu ăn các loại thức ăn ngũ cốc hoặc thức ăn có nguồn gốc từ động vật nên chất thải của chúng thường nặng mùi hơn tất cả các loài vật nuôi khác. Chính vì vậy, chỉ cần nói đến chuồng trại nuôi lợn là chúng ta liền liên tưởng ngay đến một nơi hết sức bẩn thỉu, ô uế.
Điều này quả thật cũng đúng với cách nuôi lợn của ông bà ta trước đây. Họ nuôi heo ngoài mục đích lấy thịt, thì còn tận dụng luôn phân lợn thải ra để bón ruộng, cây trồng,… Nên cạnh chuồng lợn lúc nào cũng có một hố phân bốc mùi.
Thật ra loài lợn rất thích ở sạch, thích nằm những nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu chuồng lợn được vệ sinh đúng quy trình, đúng kỹ thuật thì việc giữ gìn vệ sinh không khó. Ví dụ như:
- Quay chuồng về hướng ánh sáng mặt trời giúp chuồng luôn được ấm áp, khô ráo.
- Xây dựng chuồng trại nuôi lợn cách xa nhà ở, xa nguồn nước sinh hoạt thì nền đất sẽ luôn khô ráo không ngập úng.
- Khu vực nuôi lợn phải có sẵn nguồn nước dồi dào để làm vệ sinh chuồng trại.
- Tạo hệ thống mương rãnh thoát nước rửa chuồng và nước tắm cho lợn hiệu quả.
Quy trình chuẩn vệ sinh chuồng lợn
1. Những việc cần làm hàng ngày:
Những việc cần làm hàng ngày thường là những việc “lặt vặt” nhưng tốn khá nhiều thời gian như:
– Tắm cho lợn và xịt rửa chuồng: Tắm cho lợn và xịt rửa chuồng mỗi ngày làm 1 lần.
Rửa chuồng thì nên xịt vào sau bữa ăn sáng hoặc chiều. Trước khi xịt rửa chuồng cần phải thu dọn phân và quét hết rơm rạ cũ rải cho lợn nằm đêm hôm trước. Phân lợn nên để tập trung vào hố phân cách xa chuồng nuôi ít nhất 10 mét. Hố phân phải xây bờ bao quanh, ở trên có mái che mưa che nắng. Nước tắm cho lợn và nước rửa chuồng sẽ theo mương rãnh thoát hết ra ngoài, không để tù đọng dơ bẩn sẽ sinh bệnh tật.
– Mỗi lần xịt rửa chuồng nên tranh thủ cọ rửa sạch sẽ máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi khác. Nếu được thì mỗi máng nên có 2 cái, luân phiên dùng. Sau khi cọ rửa xong đem ra phơi nắng để tiệt trùng mầm bệnh.
2. Những việc cần làm hàng tháng
Hàng tháng bà con nên tu bổ, vét sạch khai thông các mương rãnh thoát nước trong khu vực chuồng trại. Có như vậy nước tù động, dơ bẩn từ các dãy chuồng tích tụ cả tháng mới thoát hết ra ngoài, trong mùa mưa bão cũng không lo bị ngập úng .
– Đặt bẫy, rải bả để diệt chuột, ngăn chặn những tác nhân gây bệnh đến cho đàn lợn. Đồng thời hạn chế việc thất thoát thức ăn của vật nuôi do chuột, bọ kéo đến phá hại.
– Tu bổ lại máng ăn, máng uống, nền chuồng, vách ngăn chuồng trại do lợn phá phách làm bong tróc, hư hỏng…
3. Những việc làm định kỳ theo quý
Mỗi quý, hay có thể là 1 hay 2 quí một lần, cần tổng vệ sinh khử khuẩn chuồng trại nuôi lợn một cách quy mô từ trong lẫn ngoài khu vực chuồng trại nuôi heo:
– Sát trùng chuồng trại : Cọ rửa sạch sẽ tất cả các ngăn chuồng, dãy chuồng, từ khu vực nuôi lợn con, lợn lứa, lợn nái, lợn thịt… Cọ rửa từ nền chuồng đến các vách ngăn bằng nước tẩy rửa kết hợp với thuốc sát trùng để tận diệt các mầm mống gây bệnh. Khi đó bà con nên tạm thời di dời đàn lợn của mình sang khu vực an toàn để phun xịt thuốc sát trùng, khử khuẩn. Cứ làm xong khu vực này rồi mới làm qua khu vực khác.
Còn một cách nữa để sát khuẩn chuồng trại, đó là mỗi năm nên quét vôi một vài lần khắp tất cả các vách tường trong khu vực chuồng trại. Đồng thời rải vôi sống cả bên ngoài khu vực chăn nuôi.
Trong quá trình chăn nuôi lợn, ngoài việc vệ sinh chuồng trại thì còn rất một điều rất quan trọng khác đó là Phối trộn thức ăn sao cho lợn lớn nhanh, ít bệnh. Bà con có thể tham khảo công thức chuẩn phối trộn tại đây.
Để lợn dễ ăn hơn cũng như dễ bảo quản, bà con nên ép thức ăn thành viên cám bằng Máy ép cám viên chăn nuôi. Sau đó phơi khô rồi đóng bao bảo quản nơi thoáng mát. Mỗi lần làm có thể bảo quản cám trong khoảng 3-4 tuần. Giúp bà con tiết kiệm tối đa thời gian và công sức, không cần ngày nào cũng cần mất công chuẩn bị thức ăn cho lợn nữa.