Nuôi ếch không khó như bạn nghĩ nhưng để có được hiệu quả kinh tế thì cần đòi hỏi môi trường sống của chúng đảm bảo và bạn chọn được giống tốt,…. Riêng loài này thì chỉ cần nuôi thời gian ngắn đã có thu hoạch rồi đấy các bạn ạ!

Môi trường nuôi ếch

Nuôi ếch trong ao đất

– Ao nuôi ếch cần đảm bảo độ rộng đủ để ếch sinh trưởng. Diện tích từ  50 – 300 m2 trở lên, độ sâu ao 0,5- 1 m.

– Tháo hết nước và bắt hết cả nhỏ, vét bùn  đáy áo để loại bỏ chất thải.

Một số điểm cần lưu ý trong quá trình cải tạo ao nuôi: Ao nuôi phải đảm bảo không nhiễm phèn hoặc mức độ nhiễm phèn thấp. Chất lượng nước phải tót, chủ động được nguồn nước, nước không bị nhiễm độc từ bên ngoài vào. Phải có lưới che xung quanh và trên ao. Hạn chế anh sáng chiếu trực tiếp vào ao.

Nuôi ếch trong lồng bè

Giai cần có kích thước 6 – 50 m 2, và có đáy treo trong ao (2×3, 4×5, 5x10m). Chiều cao dao động từ 1 đến 1,2m. Bạn cũng cần cải tạo giai như ao nuôi vì giai được đặt trong ao.

Vật liệu: Giai cần được làm từ tre hay những thanh gỗ, lưới mùng hay lưới nilon. Để tránh ếch bị chim rắn tha thì bạn cần có nắp đậy hoặc lưới che nhé

Sử dụng bể xi măng

Diện tích trung bình của bể đạt  6 – 30 m2 (2×3, 2×5, 3×5, 4×6, 5x6m), độ cao đủ đẻ ếch không ngảy ra ngoài được (1,2 – 1,5m). Đáy bể nên xây hơi nghiên để có thể dễ dàng thay nước, tháo nước.

Bạn nên sử dụng lưới nilon để che bể. Vừa tránh được ánh sáng trực tiếp lại vừa làm tăng nhiệt độ của bể. Bạn cũng không nên che mát hoàn toàn bể nuôi nhé!

Giống và mùa vụ thích hợp để nuôi ếch

Giống như nuôi trong ao, chỉ khác mật độ 100 con/m2, mực nước 7 – 10 cm (ngập 2/3 thân ếch).

* Thức ăn và cho ăn

Giống như khi tiến hành nuôi trong ao. Chỉ khác khẩu phần ăn trong ngày ở giai đoạn mới thả giống bằng 5 – 7% trọng lượng ếch; tháng tiếp theo là 2 – 3%.

* Chăm sóc

Ếch là loại động vật sống lưỡng cư, chúng thay da hàng ngày nên dễ làm cho nước trong bể nhanh bị bẩn. Vì vậy nên thay nước thường xuyên, 2 ngày/ lần trước khi ăn.

Nhằm tránh tình trạng ếch phân đàn, nên định kỳ lọc và phân cỡ để tránh hiện tượng cắn lẫn nhau. Cứ 3 ngày tiến hành phân đàn 1 lần. Theo dõi khả năng ăn của ếch để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Định kỳ 15 ngày dùng thuốc tím 3 g/m3 xử lý bể nuôi, ngâm ếch 5 – 10 phút. Phòng ngừa địch hại như ếch mẹo, chuột, kiến,…

Sau khi nuôi 3 – 4 tháng, ếch đạt trọng lượng 150 – 300 g/con có thể tiến hành thu hoạch.

Thu hoạch và vận chuyển

Thu hoạch

– Thu nòng nọc bằng lưới cá hương;

– Thu ếch con bằng lưới nilông mắt nhỏ;

– Thu ếch thịt bằng lưới then 2 hoặc 3.

Thời gian thu vào sáng sớm hay chiều mát. Trước khi thu hoạch, ngừng cho ăn để ếch bài tiết hết phân, gớm ếch lại với mật độ dày để quen dần trước khi vận chuyển.

Dụng cụ thu ếch phải trơn, nhẵn, bắt nhẹ nhàng, tránh xây xát.

Vận chuyển

– Chọn ngày trời mát, nhiệt độ không khí dưới 30°C;

– Nòng nọc vận chuyển bằng thùng, xô, chậu có nước sạch, mật độ 80 – 100 con/lít; bằng túi PE có bơm ôxy: 600 – 800 con/lít;

– Ếch con vận chuyển báng sọt, rổ tre, lồng (có lót nilông) hoặc thùng, chậu, túi vải trong có 1 ít rong, bèo;

– Ếch thịt vận chuyển dụng cụ lớn hơn, thiết kế nhiều tầng, không chồng đè lên nhau, thoáng và giữ được độ ẩm bão hoà.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kỹ thuật chăn nuôi ếch. Cảm ơn bạn đã theo dõi tin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *