Mắc ca là một loại cây trồng chủ yếu ở vùng Á nhiệt đới như Châu Úc, được biết tới với tên gọi khác là cây quả cứng Hawaii. Loại cây thân gỗ này được trồng cho quả với nhân chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Bởi thế, trồng cây mắc ca ngày càng nhiều, đem lại lợi ích kinh tế cao. Hạt mắc ca sử dụng là thực phẩm, là nguyên liệu cho các loại mỹ phẩm,… được ưa chuộng. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây mắc ca giúp chúng ta có được hiệu quả kinh tế tốt và ổn định.

Lưu ý trước khi trồng cây mắc ca

Điều kiện sinh trưởng

Từng loại cây trồng sẽ có điều kiện lý tưởng riêng để sinh trưởng, phát triển tốt. Trong đó, đối với cây mắc ca khi trồng thì đặc điểm, điều kiện để cây lớn lên khỏe mạnh, cho năng suất cao cần:

  • Yêu cầu ở nhiệt độ: khả năng chịu nhiệt độ lạnh khá tốt, song cần đảm bảo mức nhiệt trung bình không dưới 13 độ C, đồng thời cũng khoogn cao hơn 32 độ C. Trong giai đoạn cây trồng đang ra hoa cần đảm bảo duy trì nhiệt độ vào ban đêm từ 17 – 20 độ C là hợp lý nhất.
  • Yêu cầu về đất trồng: cần có tầng canh tác sâu tối thiểu là 1m, đảm bảo được độ tơi xốp, đất không chặt, đồng thời cần có độ pH phù hợp là 5 – 6.
  • Yêu cầu về địa hình: trồng cây mắc ca ở khu vực có địa hình độ dốc dưới 150 rở xuống.
  • Yêu cầu ở lượng mưa: duy trì ở mức từ 1500 – 2500ml là thích hợp.
  • Ánh sáng: loại cây thân gỗ này ưa sáng, bởi thế tuyệt đối không được trồng ở dưới tán cây khác.

Thời vụ trồng

Tiến hành trồng cây mắc ca không quá phức tạp, có thể tiến hành đơn giản với vài thao tác. Trồng mắc ca yêu cầu thời vụ lý tưởng nhất là thời điểm bắt đầu vào mùa mưa, khoảng từ tháng 6 – 7 hàng năm là hợp lý.

Chọn giống phù hợp

Thông qua khảo nghiệm và chọn lọc ở Việt Nam có khoảng 23 giống mắc ca tốt có nguồn gốc từ Úc là 13 và của Trung Quốc 5, của Thái Lan 5. Trong đó, cây mắc ca dòng 849, dòng OC, dòng 246, hay dòng 816 thích hợp trồng ở khu vực các tỉnh thuộc Tây Nguyên.

Đối với cây mắc ca khi trồng muốn đạt được năng suất cao nên cân nhắc sử dụng các dòng giống kể trên. Đảm bảo cây giống khi trồng phải là cây ghép, có chiều cao tiêu chuẩn từ 60 – 100cm, đồng thời chồi ghép đã liền sẹo, mọc cao khoảng 25 – 30cm.

Mật độ trồng

Tùy thuộc vào giống cây, cũng như vị trí của vườn trồng với những đặc điểm khác biệt mà việc tính toán ở mật độ cần có sự cân đối thích hợp. Trong đó, mật độ tiêu chuẩn cần áp dụng cụ thể sẽ là:

  • Đối với trồng cây mắc ca thuần duy trì từ 200 – 300 cây/ ha.
  • Đối với trồng xen với cây công nghiệp khác nên duy trì mật độ từ 70 cây/ ha.

Kỹ thuật trồng cây mắc ca tiêu chuẩn
kỹ thuật trông cây mắc ca

Tiến hành trồng cây mắc ca có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng cần được đảm bảo. Thực hiện đầy đủ các bước giúp quá trình trồng loại cây lấy hạt này được hoàn thành tốt:

Làm đất

Tiền hành xới cho đất tơi xốp, làm sạch cỏ để có vườn trồng sạch sẽ, đảm bảo tiêu chuẩn. Từ đó, cây mắc ca mới có được điều kiện để phát triển tốt nhất. Đặc biệt, đối với vườn trồng có đất dốc cần thực hiện việc tạo bậc thang dựa theo đường đồng mức đầy đủ.

Đào hố

Tiến hành đào hố yêu cầu cần có kích thước 1 x 1 x 1m, hoặc kích thước hố là 0.8 x 0.8 x 0.8m. Khi đào hố cần chú ý để lớp đất mặt và lớp đất đáy riêng biệt. Sau khi đào hố xong việc phơi ải cần được tiến hành trong khoảng từ 15 – 20 ngày trước khi tiến hành lấp lại.

Cách trồng

Thực hiện trồng cây mắc ca có những tiêu chuẩn, lưu ý và kỹ thuật riêng cần được tuân thủ. Trong đó những kỹ thuật quan trọng cần được đảm bảo chính là:

  • Nên cân nhắc phối hợp nhiều giống trong một vườn trồng sẽ giúp tăng năng suất tối đa. Trong đó, thường thì bố trí trồng khoảng 3 dòng khác nhau là thích hợp.
  • Cây giống sau khi mua về yêu cầu cần để ở nơi có bóng mát, tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm cần thiết. Quá trình trồng chỉ được tiến hành khi bộ rễ của cây giống đã thực sự ổn định.
  • Giữa hố đào một lỗ lớn hơn bầu sau đó xé bỏ phần vỏ nilon ở bầu đất, đặt cây ngay ngắn và nhẹ nhàng, tiến hành việc lấp đất và chèn chặt lại. Yêu cầu cần lấp đất kín ở vị trí mặt bầu theo dạng hình mâm xôi, tránh nguy cơ úng nước có khả năng xảy ra.
  • Cây sau khi đã trồng cần cắm cọc nhằm giúp cố định thân cây, tránh tình trạng gió lớn khiến gốc bị lung lay.

Cách chăm sóc cây mắc ca đạt năng suất cao
mắc ca đạt năng suất cao

Chăm sóc cây mắc ca sau khi trồng khá đơn giản, dễ dàng áp dụng. Tìm hiểu và tuân thủ theo đúng kỹ thuật chăm sóc sẽ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt, lớn lên khỏe mạnh và cho năng suất cao tối đa.

  • Duy trì việc tưới nước thường xuyên đảm bảo được độ ẩm cần thiết cho gốc trồng.
  • Sau thời điểm trồng khoảng từ 20 – 30 ngày tiến hành việc kiểm tra, đánh giá thực trạng của vườn trồng, trồng dặm ở những gốc bị chết, đồng thời chỉnh sửa, cắm thêm cọc cho những cây bị đổ, bị nghiêng đầy đủ.
  • Sau khoảng 30 – 40 ngày trồng cần tiến hành việc phát dọn những dây leo, kết hợp với đó là làm cỏ, xới tới đất quanh gốc với đường kính tiêu chuẩn là từ 0.8 – 1m. Lần làm cỏ, xới đất lần 2 cần tiến hành sau lần 1 từ 40 – 50 ngày.
  • Yêu cầu trước khi tiến hành bón phân hàng năm, từng đợt cần làm cỏ, xới đất tạo điều kiện cho cây trồng hấp thụ dinh dưỡng từ phân bón hiệu quả.
  • Đối với quá trình chăm sóc cây mắc ca sau mỗi vụ thu hoạch yêu cầu cần tỉa cành, tạo tán đầy đủ. Loại bỏ những cành yêu, bị sâu bệnh giúp cây thông thoáng, có đủ không gian phát triển, đồng thời giảm sâu bệnh hại hiệu quả.

Tiêu chuẩn trong bón phân khi trồng mắc ca
cách bón phân khi trồng mắc ca

Bón phân cho cây mắc ca là một công đoạn quan trọng, cần được thực hiện để cung cấp thêm dưỡng chất, từ đó đảm bảo giúp cây mắc ca có được điều kiện sinh trưởng tốt nhất. Đối với bón phân cho loại cây thân gỗ này yêu cầu cần đảm bảo:

Bón lót

Bón lót cần được tiến hành thực hiện vào giai đoạn làm đất, đào hố trước khi trồng cây mắc ca. Tiêu chuẩn trong bón lót cho cây mắc ca cần sử dụng từ 1 – 3kg/ cây/ lần với phân hữu. Yêu cầu cần bón lót vào từng hố trồng trước thời điểm trồng từ 15 – 20 ngày sau đó tiến hành phơi ải.

Bón thúc

Việc bón thúc cho cây mắc ca trong từng giai đoạn cụ thể sẽ có những khác biệt nhất định. Đối với giai đoạn trước khi cây ra hoa và khi cây ra hoa, đậu quả việc bón thúc cần tiến hành theo những cách khác nhau.

Bón thúc giai đoạn trước khi cây ra hoa

  • Vào năm đầu tiên sau khi trồng cần tiến hành bón thúc 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 40 – 50 ngày. Sử dụng phân bón NPK với liều lượng từ 0.2 –0,3 kg/ cây/ lần.
  • Vào năm thứ hai và thứ ba: tiến hành bót thúc 2 lần vào đầu và gần cuối của mùa mưa. Mỗi lần sử dụng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng từ 0.2 –0,3 kg/ cây/ lần vào vị trí rãnh đào xung quanh gốc.

Bón thúc giai đoạn cây ra hoa, đậu trái

Thực hiện việc bón phân làm 3 lần trong giai đoạn cây ra hoa, đậu trái. Sử dụng liều lượng và loại phân bón phù hợp đảm bảo giúp cây trồng có được quá trình sinh trưởng, cho năng suất cao.

  • Bón thúc lần 1: Trước khi cây ra hoa sử dụng phân bón NPK 20-20-25  với liều lượng là 0.3 – 0,5 kg/ cây/lần.
  • Bón thúc lần 2: Dùng phân bón NPK 17-7-17 hoặc Seven cây ăn trái khoảng 0.3 – 0,5 kg/ cây/lần vào thời điểm cây ra hoa.
  • Bón thúc lần 3: Tiến hành vào thời điểm cây đang đậu trái với phân bónNPK 17-7-21với liều lượng từ 0.3 – 0,5 kg/ cây/lần.

Kết luận

Tuân thủ đúng kỹ thuật trồng cây mắc ca tiêu chuẩn giúp quá trình canh tác diễn ra thuận lợi. Lúc đó, có được vườn trồng chất lượng, năng suất cao để thu hoạch hiệu quả là điều được đảm bảo. Từ đó, mỗi chủ vườn trồng sẽ có được nguồn thu đáng kể, cải thiện kinh tế cho gia đình. Tham khảo yêu cầu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca kể trên để canh tác cây trồng thân gỗ này thành công, cho lợi nhuận lớn.
Mời mọi người tham khảo máy sấy nông sản của Bình Quân Group

máy sấy thực phẩm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *