Hiện nay việc chăn nuôi dê thịt nhốt chuồng đang ngày càng được mở rộng. Để có thể mang lại hiệu quả chăn nuôi cao nhất. Cần biết được những bệnh thường gặp ở dê. Để có thể nhận biết sớm nhất, có cách điều trị kịp thời.

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở DÊ

Bệnh ỉa chảy

Dê rất dễ bị bệnh này do hệ tiêu hóa khá kém. Nguyên nhân là do vi trùng hoặc thức ăn, nước uống bẩn, lạnh, thiu hoặc mốc. Dê sẽ bị phân nát đến lỏng khi thải ra ngoài.

Khi phát hiện phân dê có hiện tượng bất thường. Bạn có thể cho dê ăn hoặc uống nước lá ổi, lá quả hồng xiêm, búp sim… Kết hợp cloramfenicon ngày 2-4 viên/con lớn.

Bệnh chướng bụng đầy hơi.

Do thức ăn bị thiu, mốc hoặc quá giàu đạm. Hoặc thay đổi đột ngột khẩu phần ăn của dê. Rất dễ khiến cho dê bị chướng bụng đầy hơi. Thành bụng bên trái của dê bị căng, chướng to và khi gõ tiếng bùm bụp. Dê có biểu hiện khó thở sùi bọt mép.

Khi đó hãy lấy 1 – 2 củ tỏi giã thật nhỏ rồi hòa vào 100ml rượu hoặc dấm. Cho dê uống và nhấc 2 chân trước lên để dê ở trạng thái đứng. Sau đó xoa bóp vùng bụng liên tục nhiều lần cho dê ợ hơi và trung tiện được.
bệnh đầy bụng chướng hơi ở dê

Bệnh loét miệng truyền nhiễm

Nguyên nhân của bệnh này là do siêu vi trùng. Hoặc do ăn thức ăn già, cứng gây xước miệng và bị nhiễm trùng.

Biểu hiện khá rõ ràng khi xung quanh môi, trong miệng đều có mụn to, loét ra. Nặng hơn thì tai, mũi, bầu vú cũng bị viêm loét. Khiến cho dê bị khó nhai, khó nuốt, nước dãi có mùi hôi thối.

Khi thấy dê có hiện tượng này, hàng ngày cần rửa vết loét bằng nước muối loãng, hay nước oxy già. Sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh vào những vết loét đó. Bà con cũng có thể dùng chanh, khế sát vào vết loét nhiều lần cũng khỏi bệnh.
Bệnh loét miệng ở dê

Bệnh viêm vú ở dê

Nguyên nhân là do vệ sinh bầu vú không sạch. Hoặc vắt sữa không đúng kỹ thuật gây viêm nhiễm làm bầu vú sưng đỏ, nóng, đau. Sử dụng chung dụng cụ vắt sữa

Cách chữa: Chườm vú nhiều lần bằng nước nóng có pha muối 5%. Sau đó đắp cao tan vào vú viêm. Vệ sinh vú sạch sẽ hàng ngày, đồng thời vệ sinh dụng cụ vắt sữa.

Bệnh giun sán

Các ấu trùng giun sán có ở xung quanh nơi dê sống. Đặc biệt nếu môi trường không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Biểu hiện khi dê mắc bệnh đó là biếng ăn, gầy. Dẫn đến thiếu máu, đau bụng, ỉa nhão đến lỏng. Mắc sán lá gan, dê có hiện tượng bị tích nước ở hàm dưới và bụng.

Khi thấy dê có những biểu hiện trên, cho dê con uống thuốc levamisole phòng bệnh giun tròn. Không cho dê ăn những giống cỏ trồng ở vùng ngập nước. Nếu có thì nên phơi nắng trong một ngày để các ấu trùng đó chết đi, và giảm lượng nước trong cỏ. Như vậy dê ăn sẽ không bị tiêu chảy, không bị giun sán. Dùng dextrin – B phòng định kỳ và điều trị với dê đã mắc bệnh.

Phòng và điều trị một số bệnh ở dê

 

Dê có thể mắc các bệnh nội ký sinh và ngoại ký sinh. Phổ biến như giun đũa, sán lá gan, ghẻ, ve, rận… Để phòng bệnh cần tuân thủ đúng các biện pháp phòng chống và điều trị.

Tuân thủ các biện pháp phòng bệnh kí sinh trùng

– Đảm bảo chuồng nuôi luôn luôn sạch sẽ, khô ráo. Mỗi tuần quét dọn phân trên nền chuồng và rắc vôi bột một lần. Một tháng nên tổng vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và xung quanh chuồng. Tiêu độc rãnh phân và sân chơi một lần.

– Cung cấp đầy đủ thức ăn với chất lượng tốt, nước uống sạch sẽ. Không sử dụng các loại thức ăn ôi thiu, ẩm, mốc. Thức ăn cần đảm bảo khô ráo và sạch sẽ để dê tránh bị nhiễm kí sinh trùng.

– Chú ý quan sát hàng ngày để kịp thời phát hiện dê mắc bệnh sớm nhất. Cách ly và có phương pháp chữa trị kịp thời.

Điều trị:

+ Đối với bệnh nội ký sinh: định kỳ tẩy giun 6 tháng một lần.

+ Đối với bệnh do ngoại kí sinh: tách những con bị bệnh ra khỏi đàn. Cắt lông chỗ bị ghẻ, cạo thật sạch vẩy mụn rồi vệ sinh sạch với cồn. Sau đó bôi Cythion 5% hoặc Ivermectin. Nếu dê bị ve, rận thì dùng credin hoặc dầu thông bôi vào chỗ ve, rận đốt. Hoặc có thể sử dụng Chlorfenvinphos 0,5% để tiêu diệt trứng ve rận.

Bệnh viêm phổi ở dê

Vào thời kì chuyển mùa thu sang đông hoặc đầu xuân. Dê thường xuất hiện bệnh viêm phổi. Nhiệt độ thấp, gió lùa, chuồng trại ẩm ướt. Diện tích chuồng chật, mất vệ sinh, dê dính mưa… Là những yếu tố vô cùng bất lợi cho dê. Làm tăng tỷ lệ dê mắc bệnh.
bệnh thường gặp ở dê

Biểu hiện:

Dê bị bệnh sẽ bị sốt cao, kém ăn, mệt mỏi, ủ rũ, nằm một chỗ. Có thể chảy nước dãi, nước mũi, ho và khó thở. Bệnh nặng và không điều trị kịp thời dê dễ bị chết. Dê sẽ bị ốm yếu, gầy còm và khó hồi phục nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Phòng bệnh:

– Giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè. Ấm áp vào mùa đông. Tẩy uế chuồng nuôi định kỳ bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%;

– Cho dê ăn uống tốt, bảo đảm đủ dinh dưỡng. Thức ăn, nước uống phải sạch sẽ.

Hội chứng tiêu chảy ở dê

Hội chứng tiêu chảy thường gặp ở dê non. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, vi rút, giun đũa hoặc cầu trùng.

Bệnh thường phát vào những ngày nóng, ngày quá lạnh hoặc mưa nhiều, ẩm ướt. Tỷ lệ mắc bệnh càng cao khi nhốt dê trong điều kiện chật chội, vệ sinh kém. Hay thức ăn kém chất lượng, bị bẩn,

Phòng bệnh:

– Nuôi dưỡng tốt dê non: cho ăn đủ sữa và thức ăn sạch. Thức ăn có chất lượng tốt, uống nước sạch… Cho dê tập ăn từ từ với thức ăn khác ngoài sữa mẹ để dê thích nghi.

– Phải luôn giữ chuồng nuôi ấm áp, khô ráo và sạch sẽ. Cần tập trung phân và ủ để diệt trứng giun sán.

Điều trị:

– Trước khi tiến hành điều trị bệnh, cần xem xét nguyên nhân do đâu. Nguồn thức ăn, nước uống không đảm bảo để loại trừ.

– Đối với trường hợp bị bệnh nặng, có thể sử dụng Cloroxit. Với liều 4 – 8 viên/ngày, cho uống làm 2 lần. Với dê trưởng thành, nên tiêm Genta – Tylan hoặc Colistin, liều 5 – 7 ml/con.

– Trường hợp bệnh nhẹ, sử dụng các loại lá có nhiều tính chát. Cho ăn trực tiếp hoặc giã nát vắt nước cho dê uống. Một số loại lá khá quen thuộc như: hồng xiêm, lá ổi, lá chè xanh

dê nhốt chuồng
Phòng Bệnh Sốt Sữa Ở Dê

Do dê ăn khẩu phần thiếu hay mất cân bằng canxi và photpho trong thời gian dài. Đặc biệt các yếu tố này lại vô cùng cần thiết trong giai đoạn trước và sau khi dê đẻ. Vậy nên bị hội chứng rối loạn thần kinh, gây ra bệnh sốt sữa.

Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn dê đang tiết sữa hoặc cạn sữa. Khoảng thời gian mà dê cần rất nhiều canxi và phốtpho so với bình thường. Song không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Do đó dê phải sử dụng nguồn canxi từ máu. Dê sẽ bị rối loạn thần kinh khi lượng canxi trong máu giảm dưới 6mg/100ml.

Triệu chứng

Dê sữa cao sản thường bị bệnh này. Lúc đầu dê giảm ăn, cơ thể bị suy nhược, đi đứng khó khăn. Sau đó dựa vào tường, nghiêng một bên, co giật và tê liệt, không đứng dậy được. Thân nhiệt hạ thấp, xuống còn khoảng 380C. Mạch đập nhanh hơn so với bình thường. Nếu không điều trị kịp thời, dê có thể tử vong.

Điều trị

Nếu bệnh mới phát, có thể tiêm vào ven chậm 15-30ml/ngày. Sử dụng dung dịch canxi clorua CaCl2 10%. Hoặc 50 – 100ml/ngày dùng dung dịch Calcium gluconate 30%. Tiến hành tiêm trong 3 ngày liền nhé.

Phòng bệnh

Thường xuyên treo tảng khoáng, muối trên vách chuồng để dê liếm. 70% bột khoáng canxi, phốtpho; 15% muối và 15% xi măng. Ngoài ra, cần bổ sung canxi, photpho vào khẩu phần của dê cái có chửa. Để đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho chúng.
Để góp phần chăn nuôi dê hiệu quả mời bà con tham khảo dòng máy băm cỏ 7TA 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *