Từ một vài đôi lợn rừng mua được của dân bản. Nhờ được chăm sóc đúng cách. Sau 5 năm, đàn lợn rừng của gia đình ông Đức (Ba Vì, Hà Nội) đã tăng lên tới 100 con; cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Với lợi thế đất đồi rừng rộng lớn, thức ăn tự nhiên, phù hợp chăn thả, gia đình ông Đức đã đầu tư nuôi lợn rừng. Sau khi lựa chọn được cặp lợn rừng có gen gốc thuần chủng để nhân giống, ông Đức nuôi theo kiểu bản thả rông để phù hợp với tập tính chạy nhảy, kiếm ăn gần giống như sống ở ngoài tự nhiên của chúng.
Thức ăn của lợn rừng chủ yếu là rau, củ, quả trong tự nhiên và gia đình ông tự trồng được và tận dụng các loại cám, gạo, ngũ cốc, bã đậu…
Lợn được nuôi theo phương thức bán chăn thả, thức ăn của lợn rừng dễ kiếm nên chi phí chăn nuôi thấp.
Thức ăn chủ yếu là cây chuối và cây rau muống. Điều quan trọng nhất trong việc nuôi lợn rừng là hệ thống chuồng trại phải đảm bảo thông thoáng, sân đất rộng, có rảnh nước sạch để lợn tắm… phù hợp với thói quen ăn ở của chúng.
Thịt lợn rừng thơm ngon rất đặc trưng, nhiều nạc, ít mỡ, hàm lượng cholesterol thấp nên người tiêu dùng rất ưa chuộng. Chi phí đầu tư nuôi lợn rừng không lớn, tiêu tốn ít thức ăn, thời gian nuôi ngắn, sinh sản tốt nên dễ nuôi.
Chủ yếu thức ăn: cây chuối, rau muống, tự trồng trong vườn nhà và cũng cần phải bổ sung thêm các loại cám tự nhiên như: cám gạo, cám ngô… gia đình tự phối trộn thành viên nên thịt lợn luôn thơm ngon, mà chi phí thức ăn lại không đáng kể.
Chia sẻ về bí quyết phát triển mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp hiệu quả, ông Đức cho hay:
Cần chú trọng chọn giống vật nuôi tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, giảm chi phí đầu tư. Đồng thời, luôn chịu khó học hỏi để nắm rõ kỹ thuật chăm sóc từng loại vật nuôi và chọn giống vật nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường là yếu tố quan trọng để thành công.