Một số giải pháp trọng tâm cần được thực hiện trong thời gian để giảm chi phí đầu vào trong chăn nuôi cần làm đó là:

Tự phối trộn thức ăn tinh

Trước đây, việc sử dụng thức ăn công nghiệp trở thành thói quen, phổ biến với người chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao (30-40% so với cùng kỳ), người chăn nuôi có thể kết hợp vừa cho ăn thức ăn công nghiệp vừa cho ăn thức ăn truyền thống.

Trong đó, sử dụng cám gạo, ngô, trộn thức ăn xanh để cho lợn, gia cầm ăn. Đặc biệt, trong chăn nuôi lợn bản địa, lợn rừng, gà thả vườn, gà đồi, có thể dùng các loại ngô, thóc, rau, cỏ ép thành viên cám để cho con vật ăn, vừa duy trì tăng trọng vừa tận dụng thức ăn sẵn có tại địa phương.

Tự phối trộn cám trong chăn nuôi

Kỹ thuật phối trộn

Giải pháp tự phối trộn phải lưu ý về kỹ thuật khi phối trộn, kỹ thuật bảo quản để đảm bảo chất lượng thức ăn, đảm bảo sức tăng trọng cho con vật sau khi sử dụng. Phương pháp phối trộn có thể là bán công nghiệp, thủ công tùy vào điều kiện, quy mô chăn nuôi của từng hộ. Nguyên liệu vẫn là từ sản phẩm công nghiệp sẵn có (như cám, tấm gạo, đỗ tương, bột cá, khoáng premix…).

Trên thực tế nhiều hộ cũng chủ động tự phối trộn nhưng kỹ thuật phối trộn không đảm bảo, bảo quản không tốt tổng hạch toán không những không giảm lại còn cao hơn chi phí bình thường khi sử dụng thức ăn công nghiệp.

Công thức cám phối trộn đơn giản

Lưu ý

Lưu ý, thức ăn dùng để phối trộn phải đảm bảo mới, tươi, không sử dụng thức ăn đã biến chất, biến màu, biến mùi, đổi vị hay đã xuất hiệ nấm mốc, không sử dụng thức ăn đã bị xuống dinh dưỡng. Cần chọn nhiều thành phần phối trộn để đảm bảo cân đối trong khẩu phần.

Khi trộn (dùng máy hay thủ công) sao cho đều nhất và bảo quản trong điều kiện tốt nhất tránh nấm mốc (nhất là mùa mưa, không khí ẩm thấp). Khi cho ăn, cần theo dõi mức độ tăng trọng, tính toán tổng chi phí khi tự phối trộn thức ăn với tổng chi phí khác về thuốc thú y, tốc độ tăng trường, nhân công lao động sao có hiệu quả mới tiếp tục thực hiện việc tự phối trộn thức ăn.

Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng

Trong chăn nuôi, việc tuân thủ đúng kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cũng là giải pháp quan trọng làm giảm chi phí. Theo đó, cho vật nuôi ăn đúng bữa (ngày 2,3 lần), đúng giờ, đúng dụng cụ (kể cả người cho ăn) để tạo phản xạ có điều kiện cho con vật ăn tốt và ăn hết khẩu phần.

Điều độ giờ giấc

Việc cung cấp thức ăn cho vật nuôi đúng giờ có tác dụng tạo tính thèm ăn, tạo phản xạ để con vật tăng tiết các dịch tiêu hóa hấp thu sẽ tốt hơn nhiều lần so với bình thường. Không nên thay đổi thức ăn đột ngột, trường hợp phải thay đổi thì nên thay đổi từ từ để con vật thích nghi với điều kiện mới, đảm bảo cho con vật uống nước sạch và uống tự do. Tốt nhất là sử dụng hệ thống máng uống nước tự động để con vật uống tùy theo nhu cầu cơ thể.

Riêng trong chăn nuôi lợn, gia cầm sử dụng thức ăn đậm đặc trộn với tấm, ngô cho lợn ăn sống rất thuận lợi, tiết kiệm nhiều chất đốt và thời gian. Song cần lưu ý là thức ăn sống khi cho ăn cần cho 1 ít nước, hơi ẩm để lợn gia cầm không bị bụi cám khi tranh nhau ăn.

Đồng hồ sinh học

Bổ sung chế phẩm

Bên cạnh đó cần bổ sung chế phẩm vi sinh để nâng cao khả năng hấp thụ, tận dụng lợi thế vi sinh vật có lợi (kể cả trong các loại thức ăn ủ xanh, ủ rơm và ure). Việc bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn phải đảm bảo nguyên tắc không dùng kháng ính, vì kháng sinh làm mất tác dụng của vi sinh vật và giảm hiệu quả chăn nuôi.

Ngoài việc bổ sung vào thức ăn, người nuôi còn có thể bổ sung chế phẩm vi sinh vào nước uống, đệm lót phân chuồng và phun trong không gian chuồng nuôi khi có dịch bệnh để tăng khả năng hấp thu cho con vật, hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm.

Chủ động tiêm vaccine, phòng chống dịch bệnh

Tiêm phòng vacxin cho vật nuôi

Một giải pháp quan trọng nữa đó là chủ động phòng chống dịch bệnh. Trong đó, tiêm phòng vaccine đầy đủ cho vật nuôi là giải pháp tối ưu hàng đầu. Nếu bệnh dịch xảy ra, người chăn nuôi không chỉ tốn kém kinh phí, thời gian chữa trị, mà trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Nguy hiểm hơn là sự tồn dư mầm bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiềm trong chăn nuôi, làm bùng phát dịch bệnh không chỉ trong hộ mà còn lây lan ngoài cộng đồng, lúc đó thiệt hại kinh tế rất lớn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *