Nuôi dưỡng, chăm sóc vỗ béo nuôi bò thịt theo giai đoạn

Nuôi bê từ 1 – 5 tháng tuổi

Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi, nuôi bê tại nhà cạnh mẹ, luôn giữ ấm tránh gió lùa và cho bê nằm chỗ khô sạch

Từ tháng thứ 2, tập cho bê ăn cỏ xanh phơi khô được nước. Cỏ tươi rửa sạch để ráo, cho bê ăn thức ăn xanh và thức ăn tinh theo khẩu phần phù hợp

Từ tháng thứ 4 trở đi tập cho bê ăn thêm thức ăn củ quả như: khoai lang, bí đỏ..

Khi trười nắng ấm tập cho bê vận động tự do dưới ánh nắng để bê có đủ vitamin D3, tạo cho bộ xương cứng cáp

Thức ăn:

+ Thức ăn thô: 5 -7 kg cỏ tươi/con/ngày

+ Thức ăn tinh: 0.6 – 0.8kg/con/ngày với 100gr protein tiêu hóa và 2800Kcal/kg

Nuôi bê từ 6-20 tháng tuổi ( nuôi bê hậu bị và vỗ béo)

Phương thức nuôi nhốt: Cho bê vận động 2-4 giờ/ngày. Chú ý cung cấp đầy đủ thức ăn xanh, thức ăn tinh hỗn hợp. Đặc biệt là nước uống trong giai đoạn này

Phương thức chăn thả: Đây là phương pháp mà khá là nhiều địa phương ở nước ta còn áp dụng. Tuy nhiên, muốn bò thịt có hiệu quả kinh tế cao cần đầu tư thâm canh theo quy trình và chăn nuôi bò lai

Thức ăn:

+ Thức ăn thô xanh: 6 tháng tuổi: 10kg/con/ngày; 7- 12 tháng tuổi: 15kg/con/ngày; 13 – 20 tháng tuổi: 30kg/con/ngày

+ Thức ăn tinh: 6 tháng tuổi: 0.8 – 1kg/con/ngày với 100g protein tiêu hóa và 2800Kcal/kg

Nuôi vỗ béo từ 21-24 tháng tuổi

Gia đoạn này nên nuôi nhốt, giảm vận động, tăng cường cho bò ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, năng lượng. Cho bò tắm 2 giờ ngày, giảm nhiệt độ và cường độ ánh sáng chuồng nuôi

Đối với những con có trọng lượng lớn, bị bệnh chân móng, cần sửa móng cho bò bằng các dụng cụ sắc như dao, đục hoặc các dụng cụ chuyên dùng khác

Thường xuyên tắm chải cho bò để kích thích quá trình hấp thu dưỡng chất

Xuất bò: khi bò đã đạt trọng lượng tiêu chuyền, quan sát vùng võng ( vùng lưng) đã béo thì xuất bán

Thức ăn:

+ Thức ăn thô xanh: 30kg/con/ngày ( cỏ tươi hay khô, rơm được xử lý mềm hòa và tăng độ đạm)

+ Thức ăn tinh: 1.5 – 2.5kg/con/ngày với protein tiêu hóa 100g và 2.800 Kcal/kg thức ăn

Nước uống: 50 -60l/con/ngày . Có thể sử dụng muối ăn pha với nồng độ 9%

Phòng trị bệnh khi nuôi bò thịt

Tiêm phòng định kì cho bò hàng năm vào 2 đợt: 15/03 và 15/08, chú ý tiêm vawscxin tụ huyết trùng cho bò chăn nuôi trong vùng dịch an toàn

Vệ sinh phòng bệnh: Chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn sạch sẽ, chú ý cách ly nguồn bệnh, mầm bệnh

Tẩy giun đũa cho bê định kỳ vào tháng thứ nhất, thứ 3 và thứ 9 bằng Piperazin 2-3g/10kg trọng lượng. Cho uống hoặc tiêm 5mg Levamisol/10kg trọng lượng. Nếu bò ủa chảy liêu tục và có mùi tanh khẳm, xù lông, sáng sớm và chiều tối cần tẩy sán là găn bằng cách tiêm băos

Định mức thuốc thú y: 10.000 đồng/con/năm

Định mức xuất chuồng trại

Chuồng xây dựng theo kiểu thiết kế chuồng 1 dãy hoặc 2 dãy

Chuồng lợp lá hay ngói đỏ, tường kín phía bắc, thoáng phía na,, nền chuồng khô nước, lót nền mềm. Định mức 2.5 – 3m2/con

Một số lưu ý khác khi nuôi bò thịt

Để chăn nuôi được bò thịt trong nông hộ cần thực hiện các công việc sau:

Trồng cỏ kết hợp chăm bón và cắt cỏ chuyên vè chuồng

Chăm sóc, nuôi dưỡng theo dõi bệnh tật

Chế biến, dự trữ và bảo quản thức ăn

Cung cấp thức ăn tinh, nước uống theo định mức

Công tác thú y thông thương: Tiêm phòng, vệ sinh môi trường định kỳ

Trên đây là một số chia sẻ về kỹ thuật nuôi bò thịt, hy vọng bài viết đã cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *